menu
Cây dược liệu cây Ngót nghẻo, Ngắc nghẻo - Gloriosa superba L
Cây dược liệu cây Ngót nghẻo, Ngắc nghẻo - Gloriosa superba L
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo y học cổ truyền, dược liệu Ngót nghẻo Vị rất đắng, củ rất độc, có tác dụng xổ, lợi mật, trừ giun. Nó có tính kích thích dạ dày ruột nên có thể gây nôn và xổ, nước chiết củ có tính kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus. Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ trị bệnh phong, các bệnh về da, trĩ, đau bụng, rắn cắn và bò cạp đốt.

1. Hình ảnh hoa cây Ngót nghẻo

Hình ảnh hoa cây Ngót nghẻo

2. Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Ngót nghẻo

Ngót nghẻo, Ngắc nghẻo - Gloriosa superba L., thuộc họ Tỏi độc - Melanthiaceae.

Mô tả: Cây mọc ở đất, có thân bò, leo cao 1-1,5m nhờ đầu lá biến thành vòi quấn, láng, trắng hay vàng. Hoa to, dẹp, đính cạnh các lá ở ngọn. Đài và tràng như nhau, vàng ở gốc, đỏ ở đầu lúc mới nở, rồi đỏ đậm, mép nhăn nheo. Nhị to, chỉ nhị đỏ, vòi nhuỵ ngang. Quả nang dài 4-5cm, có 3 ô, mở vách.

Mùa hoa tháng 5-11.

Bộ phận dùng: Củ, lá - Tuber et Folium Gloriosae.

Nơi sống và thu hái: Loài cổ nhiệt đới, thường mọc ở các đồng cát dựa biển và trên các đất trống, trảng nắng ở các tỉnh Nam Trung bộ Việt Nam. Cũng được trồng ở nhiều nơi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long làm cây cảnh vì hoa đẹp. Thu hái củ và lá quanh năm, dùng tươi hoặc chế bột củ.

Thành phần hoá học: Củ chứa alcaloid colchicin (0,3%), gloriosin, acid tannic, tinh bột, đường khử. Trong lá có colchicin, dimethylcolchicin, N-formyldeacetylcolchicin và lumicolchicin và hai alcaloid khác có liên quan.

Tính vị, tác dụng: Vị rất đắng, củ rất độc, có tác dụng xổ, lợi mật, trừ giun. Nó có tính kích thích dạ dày ruột nên có thể gây nôn và xổ, nước chiết củ có tính kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus.

Công dụng: Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ trị bệnh phong, các bệnh về da, trĩ, đau bụng, rắn cắn và bò cạp đốt. Người ta còn dùng bột củ tươi làm thuốc đắp vào vùng bụng dưới kích thích sự đau đẻ và như là thuốc gây sẩy thai. Tinh bột thu được khi ngâm rửa củ dùng uống trong làm thuốc dịu để trị bệnh lậu.

Dịch lá dùng để diệt chấy và các vật ký sinh ở tóc.

Thường dùng dưới dạng thuốc đắp. Liều uống trong không được quá 0,5 g mỗi ngày.

Ở nước ta, có người dùng lá giã ra trị ghẻ khoét (ghẻ ăn miệng như nồi vôi), nhưng có thể trồng để chiết chất colchicin thay vì phải trồng loài Tỏi độc - Colchicum autumnale phải nhập.

What's your reaction?

Facebook Conversations