views
1. Hình ảnh mô tả cây Ô môi - Cassia grandis L. f., thuộc họ Ðậu - Fabaceae.
Tên Khoa học: Cassia grandis L.f. 1781 (CCVN, 1064)
Tên tiếng Việt: Ô môi; Bò cạp đỏ; Cốt khí; Canhkina Việt Nam
Tên khác: Cathartocarpus grandis (L.f.) Pers. 1805. - Cassia brasiliana Lamk. 1785. - Cathartocarpus brasiliana (Lamk.) Jacq. 1809;
Mô tả: Cây gỗ to, cao 12-15m, vỏ thân nhẵn, cành mọc ngang. Cành non có lông màu gỉ sắt, cành già màu nâu đen. Lá kép lông chim chẵn, gồm đến 12 đôi lá chét. Hoa màu hồng tươi mọc ở nách những lá đã rụng. Quả hình trụ, cứng màu nâu đen hơi cong, dài tới 50-60cm, có 50-60 ô, mỗi ô chứa 1 hạt dẹt, quanh hạt có lớp cơm màu nâu đen, vị ngọt, mùi hắc.
Hoa tháng 2-3.
2. Thông tin mô tả Dược Liệu
Bộ phận dùng: Quả, lá, vỏ - Fructus, Folium et Cortex Cassiae Grandis.
Nơi sống và thu hái: Loài của Mỹ châu nhiệt đới, được nhập trồng để lấy quả. Chọn những quả chín để lấy cơm quả. Lá và vỏ thu hái quanh năm, thường dùng tươi.
Tính vị, tác dụng: Cơm quả Ô môi có tác dụng nhuận tràng và xổ; lá sát trùng; vỏ giải độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta cũng dùng cơm quả ngâm rượu hoặc nấu cao mềm uống làm thuốc bổ, chữa đau lưng, nhức mỏi, kích thích tiêu hoá, nhuận tràng, chữa kiết lị và ỉa chảy. Lá được dùng chữa bệnh ngoài da như hắc lào, lở ngứa; cũng có thể sắc uống chữa đau lưng và làm thuốc nhuận tràng. Vỏ cây dùng đắp trị rắn, rết, bò cạp cắn.
3. Dưới đây xin giới thiệu vài phương thuốc được sử dụng từ quả ô môi: theo Bác sĩ Hoàng Xuân Đại
Làm thuốc bổ: Giúp tiêu hóa và ăn ngon miệng, ngoài ra còn có tác dụng chữa đau lưng, đau xương. Trung bình một quả ô môi có thể ngâm với 500 ml rượu đế 25-30 độ cồn. Ngâm trong 15-20 ngày là dùng được nhưng càng để lâu càng tốt. Liều dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén nhỏ trước bữa ăn.
Chữa thấp khớp: Vỏ ô môi 50 g, dây đau xương 100 g, cốt toái bổ 100 g, nhục quế 30 g. Ngâm trong 1.000 ml rượu đế 30-40 độ cồn trong 15-20 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần từ 30-60 ml.
Trị lở ngứa da, lang ben, hắc lào (lác): Lấy lá ô môi giã nát xát tại chỗ hoặc giã nát ngâm với rượu tỉ lệ 1/1 để bôi ngày vài lần.
4. Cách chế biến rượu Ô môi chữa đau xương khớp: theo Ds Mỹ Nữ
Cách chế biến rượu Ô môi: Về mùa thu, khi quả ô môi đã chín, hái quả về, bỏ vỏ, bỏ hạt, chỉ lấy cơm ngâm rượu. Trung bình một quả có thể ngâm với 500ml rượu 25 - 30 độ. Ngâm trong 15 - 20 ngày là dùng được, nhưng càng để lâu càng tốt.
Rượu Ô môi: Làm thuốc bổ, giúp tiêu hóa, ăn ngon miệng, ngoài ra còn có tác dụng chữa đau lưng, đau xương. Liều dùng: Ngày uống hai lần, mỗi lần một chén nhỏ trước bữa ăn.
Chữa trị đau thấp khớp: Vỏ Ô môi 50g, dây đau xương 100g, cốt toái bổ 100g, nhục quế 30g. Ngâm trong 1 lít rượu 30 - 40 độ cồn trong 15 - 20 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần từ 30 - 60ml.
5. Qủa Ô môi, Ô môi là loài thực vật có danh pháp khoa học: Cassia grandis L.f., thuộc phân họ Vang.
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations