menu
Cây dược liệu cây Thanh hao, Hương hao, Thanh cao ngò - Artemisia apiacea Hance ex Walp. (A. caruifolia Buch. - Ham.)
Cây dược liệu cây Thanh hao, Hương hao, Thanh cao ngò - Artemisia apiacea Hance ex Walp. (A. caruifolia Buch. - Ham.)
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo y học cổ truyền, dược liệu Thanh hao Vị đắng, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt tiệt ngược, khư phong chỉ dương. Là thuốc thanh nhiệt lương huyết. Chữa bệnh ra mồ hôi trộm, hâm hấp sốt lâu ngày (lao nhiệt), mồ hôi không thoát ra được, bệnh đái ra máu, mũi chảy máu, kích thích tiêu hoá, chữa phong thấp, nhức mỏi cơ thể và trí não uể oải.

1. Hình ảnh cây Thanh hao

Hình ảnh cây Thanh hao

2. Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Thanh hao

Thanh hao, Hương hao, Thanh cao ngò - Artemisia apiacea Hance ex Walp. (A. caruifolia Buch. - Ham.), thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Mô tả: Cây thảo mọc hằng năm; thân không lông, cao 0,5-1,5m, phân nhiều cành nhánh. Lá mọc so le, có phiến bầu dục, dài đến 7-9cm, 2-3 lần kép, thành đoạn hẹp nhọn không lông. Cụm hoa ở ngọn và nách lá, nhánh dài 5-7cm; hoa đầu cao 3-6mm; lá bắc xoan, có mép trong trong, gần như không lông, hoa nhiều, 30-50, sít nhau, toàn hình ống.

Ra hoa tháng 2-5, có quả từ tháng 4 đến tháng 7. 

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Artemisiae Apiaceae, thường gọi là Thanh hao, ta quen gọi là Thanh cao.

Nơi sống và thu hái: Cây gặp ở Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Ấn Độ và cũng phân bố ở nước ta. Phổ biến ở đường đi trong các đất trống, ruộng hoa và ven sông ngòi, có nhiều ở Lạng Sơn, Nam Hà, Ninh Bình, Hà Nội, Hải Hưng. Thu hái cây khi đang có hoa vào tháng 7-10, phơi khô trong râm. Có thể dùng sống hoặc sao, chế giấm hoặc tẩm huyết Ba ba để biến đổi tác dụng.

Thành phần hóa học: Tinh dầu, chất đắng và alcaloid là abrotanin.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt tiệt ngược, khư phong chỉ dương. Là thuốc thanh nhiệt lương huyết. Dùng sống thì thanh nhiệt, thoái nhiệt hơn, sao chế dùng để thanh nhiệt, chế với máu Ba ba dùng để tư âm thoái nhiệt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Chữa bệnh ra mồ hôi trộm, hâm hấp sốt lâu ngày (lao nhiệt), mồ hôi không thoát ra được, bệnh đái ra máu, mũi chảy máu, kích thích tiêu hoá, chữa phong thấp, nhức mỏi cơ thể và trí não uể oải. Ngày dùng 6-20g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài sát trùng, chữa mụn nhọt, lở ngứa côn trùng đốt.

Ở Trung Quốc, cũng dùng trị thử nhiệt, cốt chưng lao nhiệt và sốt rét.

Đơn thuốc:

1. Chữa cảm sốt hay cảm cúm mùa hè: Dùng Thanh hao 20g giã nhỏ, chế vào một chén nước nóng, hoà đều, gạn lấy nước cốt uống, đắp cho ra mồ hôi. Nếu có rét thì thêm 3 lát gừng (6g) vào, cũng giã và gạn lấy nước cốt uống.

2. Chữa sốt thương hàn, đổ mồ hôi trộm: Thanh hao 20g, Mạch môn 15g, Ðẳng sâm 12g, Sinh địa 15g, Gạo sống 15g, nước 800ml. Sắc còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày (Diệp Quyết Tuyền).

3. Chữa sốt rét cơn: Thanh hao một nắm, giã vắt lấy nước cốt uống. Nếu rét trước thì hoà với một chén rượu uống; nếu rét trước và rét nhiều thì dùng Thanh hao 20g. Quế tâm 8g cũng sắc uống.

4. Chữa ong đốt: Nhai thanh hao, đắp vào vết cắn.

What's your reaction?

Facebook Conversations