menu
Cây Kim Tiền - Đặc điểm, Ý nghĩa và Cách chăm sóc Cây Kim Tiền
Temu

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cây Kim Tiền - Đặc điểm, Ý nghĩa và Cách chăm sóc Cây Kim Tiền

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cây Kim Tiền là cây dễ trồng trong nhà. Kim Tiền là tên gọi được ghép bởi chữ "Kim" mang ý nghĩa phát tài & chữ "Tiền" của phú quý giàu sang

1. Cây kim tiền là cây gì?

Cây Kim Tiền là một loài cây dễ trồng trong nhà, có bụi lá xanh mướt, phát triển tốt nơi ánh sáng thấp, không cần tưới nước thường xuyên và có biệt tài thanh lọc không khí, loại bỏ khói bụi, khí độc.

Cây kim tiền có tên khoa học là Zamioculcas zamifolia. Nghiên cứu của các chuyên gia thực vật, môi trường học ở ĐH Copenhagen năm 2014 chỉ ra, Z. zamiifolia có thể loại bỏ 0,01 mol/m2 các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như benzene, toluene, ethylbenzene và xylen mỗi ngày. Trong môi trường sống tự nhiên chúng quen với mùa khô dài và do đó chỉ cần tưới nước vừa phải. Z. zamiifolia chứa một lượng nước cao bất thường – 91% ở lá và 95% tại cuống lá nên chúng có thể hoàn toàn không cần được tưới nước trong 4 tháng.

Tuy nhiên, trong cuống và lá của cây kim tiền có chứa nhiều tinh thể canxi oxalat. Chất này có thể gây kích thích các phần da nhạy cảm, niêm mạc môi, lưỡi, màng nhầy trong họng hoặc kết mạc mắt khi ta ăn nhầm hoặc chạm phải phải dịch do cây tiết ra rồi bôi lên mắt. Một thí nghiệm độc tính của cây Z. zamiifolia được tiến hành vào năm 2015 bởi các nhà khoa học thuộc ĐH Bergen (Na Uy). Theo đó, các chuyên gia thử nghiệm chất chiết suất từ Z. zamiifolia trên tôm với liều lượng 1 mg/ml cho thấy, chúng bị chết. Các chuyên gia cho rằng, loài cây này là mối nguy hiểm tiềm tàng với gia đình có trẻ nhỏ

2. Đặc điểm của cây kim tiền

– Hình thái nhận biết của cây kim tiền

Cây kim tiền có thân rễ, lá kép lông chim, màu xanh thẫm và sáng bóng. Lá thon hình bầu dục nhọn 2 đầu, dày đẹp. Thân cây vươn thẳng và xòe sang 2 bên, mọng nước và phình to dưới gốc. Các nhánh thân mọc thành từng bụi với chiều dài trung bình từ 18-45cm. Nhánh mập mạp, mọng nước, hình trụ. Mỗi nhánh thân có khoảng 5-9 cặp lá dày, dài khoảng 4-14cm, chiều rộng 2-5cm.

Độ cao có thể lên tới 1m trong tự nhiên.

– Đặc tính sinh học 

Cây kim tiền có là loại cây cảnh dễ sống, sinh sôi nảy nở không ngừng. Trồng cây kim tiền nên tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp và có thể trồng được trong bóng râm. Nhiệt độ để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất từ 25°C-27°C.

3. Ý nghĩa của cây kim tiền

3. Ý nghĩa của cây kim tiền Cây kim tiền có tên khoa học Zamioculcas zamifolia

Kim Tiền là tên gọi được ghép bởi chữ “Kim” mang ý nghĩa phát tài và chữ “Tiền” của phú quý, giàu sang. Không chỉ là cái tên, Kim Tiền là loại cây cảnh phong thủy mang đến những may mắn, tài lộc cho gia chủ sở hữu chúng. Vì thế, tại các không gian nội thất gia đình hay các văn phòng, cơ sở kinh doanh thường trồng loại cây này để tăng thêm vượng khí và xua đuổi tà khí cho mọi sự luôn trôi chảy, hanh thông.

Đặc biệt, thời điểm cây Kim Tiền ra hoa tượng trưng cho quá trình nỗ lực, chăm chỉ làm việc của bạn đã được đơm hoa kết quả. Đây là điềm báo lộc lá, vận may sắp đến với bạn rồi đấy.

– Cây kim tiền làm quà tặng ý nghĩa

Cây Kim tiền được xem là món quà ý nghĩa mang lời chúc tốt đẹp dành tặng cho gia đình, bạn bè, người thân. Kim tiền cũng chính là món quà được ưu tiên chọn lựa đầu tiên trong các dịp khai trương, lễ tết, thăng chức,…

– Kim tiền loài cây thanh lọc không khí

Bên cạnh tác dụng trang trí tạo phong thủy, cây kim tiền còn có nhiều tác dụng đối với môi trường cũng như sức khỏe con người. Có thể kể ra những ưu điểm nổi trội của cây này như:

Khả năng thanh lọc không khí cao gấp 3 lần cây lưỡi hổ (theo tạp chí Water, Air & Soil Pollution).

Giúp loại bỏ các khí gây hại: Cây kim tiền góp phần loại bỏ các khí gây ô nhiễm và có hại cho sức khỏe con người như cacbon dioxide, benzen, toluene, xylene, etylbenzen… Đặc biệt, cây kim tiền loại trừ các khí độc hại mà bản thân cây vẫn không bị ảnh hưởng từ các chất độc đó.

Ngày nay, trong hoàn cảnh tiếp xúc nhiều với benzen – “sát thủ” gây ung thư và bệnh máu trắng thì sức khỏe con người lại càng bị đe dọa (nhất là những người thường xuyên tiếp xúc với xăng dầu, xe cộ…). Vì vậy, việc tăng cường trồng cây xanh để bảo vệ sức khỏe của chính mình là vô cùng cần thiết

Làm giảm ô nhiễm ô zôn mặt đất: Lớp ô zôn ở tầng bình lưu (của khí quyển) giúp ngăn chặn các bức xạ từ mặt trời nhưng khí ô zôn trên mặt đất thì lại là nguyên nhân gây ra ô nhiễm và làm giảm chất lượng bầu không khí. Hơn thế nữa, với nồng độ cao, ô nhiễm ôzôn tầng mặt đất còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh về hô hấp và làm suy giảm tuổi thọ con người. Theo tạp chí Ecotoxicology and Environmental Safety, cây kim tiền có khả năng làm giảm lượng ô zôn gây ô nhiễm không khí và điều này là rất đáng ghi nhận

– Cây kim tiền tạo phong thủy tốt

Nói đến cây cảnh trang trí ở Việt Nam thì không thể bỏ qua cây kim tiền, hay còn gọi là cây phát tài, kim phát tài… Cây có tên khoa học là Zamioculcas zamiifolia, thuộc họ Ráy: Araceae.

Theo quan niệm phong thủy, cây kim tiền là cây may mắn, giúp “chiêu tài tấn bảo” (thu hút tài vận, tiền của) và đem lại cuộc sống phú quý vinh hoa. Vì vậy, những người làm kinh doanh thường hay trang trí loại cây này.

Đặc biệt, về bản mệnh thì những người mang mệnh Kim và Hỏa rất hợp với cây kim tiền còn trong 12 con giáp thì tuổi Tý là tuổi nên trồng cây này nhất (vì nó giúp chủ nhân vượt qua những khiếm khuyết của bản thân để thành công trong sự nghiệp). Tuy nhiên, các tuổi khác vẫn có thể trồng cây kim tiền vì nó có hình dáng đẹp: cuốn lá tròn cong, mập chắc, lá dày mọng nước và đặc biệt là rất dễ trồng. Khi bước vào một ngôi nhà hay một văn phòng có chậu kim tiền nho nhỏ, màu xanh bắt mắt, người ta bao giờ cũng thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

4. Vị trí đặt cây kim tiền

Cây kim tiền thường được đặt ở phòng khách, hành lang đi lại, chỗ cửa ra vào, gần cửa sổ,…nơi có nhiều ánh sáng.

Về phong thủy cây kim tiền nên đặt tại phòng khách ở cung Đông Nam – quẻ tốn – mộc là cung tài lộc hay cung phía Đông – quẻ chấn – ngũ hành thuộc mộc. Tuyệt đối không nên đặt kim tiền trong phòng ngủ. Đối với sảnh nhà, có thể đặt cây này nhưng nên có bệ cao, gần cửa ra vào. Tránh đặt cây đối diện cửa.

– Đặt cây tại tiền sảnh, đại sảnh

Đối với các tòa nhà văn phòng, hay nhà mặt phố có không gian rộng và nhiều ánh sáng giúp cây hấp thụ, quang hợp, đón tài lộc cho cả tòa nhà. Đặt chậu cây kim tiền cỡ đại trên bệ cao phía Đông, quẻ chấn thuộc mệnh Mộc, cung Đông Nam quẻ Tốn mệnh Mộc là vị trí đẹp hợp phong thủy.

– Đặt cây tại vị trí bàn làm việc

Đối với các tòa nhà văn phòng, hay nhà mặt phố có không gian rộng và nhiều ánh sáng giúp cây hấp thụ, quang hợp, đón tài lộc cho cả tòa nhà. Đặt chậu cây kim tiền cỡ đại trên bệ cao phía Đông, quẻ chấn thuộc mệnh Mộc, cung Đông Nam quẻ Tốn mệnh Mộc là vị trí đẹp hợp phong thủy.

– Đặt cây tại ban công, cửa sổ

Đặt cây tại cửa sổ, ban công giúp điều hòa không khí, trang trí nội thất đẹp hiện đại.

Lưu ý: Kim tiền dương khí mạnh làm mất cân bằng âm dương nên tuyệt đối không đặt chậu cây kim tiền trong phòng ngủ. Phòng ngủ cần trung hòa âm dương để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của gia chủ.

5. Cây Kim tiền hợp với mệnh và tuổi nào?

5. Cây Kim tiền hợp với mệnh và tuổi nào? Cây kim tiền

Cây kim tiền là một trong số ít cây phù hợp với tất cả các mệnh, tuy nhiên có sự khác biệt 1 chút ở cách kết hợp và trồng cây như sau:

– Nếu bạn mệnh Hỏa, Mộc

Đây là 2 bản mệnh hợp nhất với cây Kim Tiền. Cây thuộc Mộc mà mộc sinh hỏa nên cả 2 bản mệnh này trồng Kim tiền sẽ rất tốt.

– Nếu bạn mệnh Kim, Thổ

Nên chọn chậu có màu trắng và bên trên nên trang trí thêm sỏi màu vàng hoặc màu trắng. Vì màu trắng là hành kim, màu vàng là hành Thổ mà thổ sinh Kim. Hơn nữa màu giải hạn cả mệnh Kim là màu xanh mộc (xanh lá cây), vì vậy người mệnh Kim trồng Kim tiền mang ý nghĩa giải hạn, cân bằng cuộc sống và mang lại sức khỏe tốt.

– Nếu bạn mệnh Thủy

Nên trồng cây Kim tiền ở dạng thủy sinh và thêm các hạt sỏi trắng vào trong chậu khiến chậu cây trở nên đẹp hơn. Màu trắng thuộc hành Kim mà kim sinh thủy nên giúp cho tiền tài của bạn ngày càng sung túc hơn.

Ngoài ra, cây Kim tiền cũng rất hợp với người tuổi Tý vì người tuổi này thường không giỏi giữ tiền bạc và dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài. Vì vậy sở hữu một chậu Kim tiền giúp cho người tuổi Tý giữ được tiền bạc, vận may và tài chính của họ cũng từ đó mà trở nên ổn định, bền vững hơn.

6. Cách chọn mua cây Kim tiền

Chọn cây: Nên chọn cây có cành cao đều, có cả lá non lá già, lá bên trong cao và thấp dần ra ngoài. Cành lá không bị rách, cong.

Bầu cây: Nên chọn cây có bầu còn nguyên không bị vỡ, đất không bị sáo trộn, đất trồng tơi xốp, thoát nước tốt.

Chọn chậu: Tùy vào độ lớn của cây mà chọn chậu cho cây. Nên chọn chậu có miệng rộng hơn so với đường kính của bầu cây từ 8 cm- 10 cm để dễ vô chậu và giúp cho cây có đủ lượng đất ăn và dinh dưỡng lâu dài.

Nên chọn chậu cao vì trồng Kim tiền trong chậu cao sẽ giúp tổng thể chậu sang trọng hơn. Chậu cây cần dễ thoát nước để cây sinh trưởng tốt.

Lá cây Kim tiền có viền tròn theo phong thủy là Âm nên trồng cây trong chậu mang tính Dương (như hình vuông, góc nhọn, uốn lượn) để âm dương hòa hợp.

Màu sắc chậu: nên chọn màu trắng, đỏ,… tùy theo sở thích của bạn hoặc chọn theo mệnh, tuổi để càng tăng thêm tài lộc.

7. Cách chăm sóc cây Kim Tiền để bàn sống khỏe, sống lâu

Cây kim tiền là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, thích nghi được nhiều môi trường từ nóng đến lạnh. Cây Kim tiền rất dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, hầu như không bị sâu bệnh. Nếu trồng tốt, chúng ta sẽ thấy cây kim tiền đâm chồi rất nhanh.

– Ánh sáng

Cây kim tiền là cây ưa sáng nên hãy đặt chậu cây ở sau cửa kính, cửa sổ, nơi có ánh sáng chiếu vào nhưng không quá gắt hoặc rọi trực tiếp vào cây. Nếu đặt cây trong phòng điều hòa thì nên mang cây ra phơi nắng 1 lần để cây được phát triển tốt hơn.

– Nhiệt độ

Cây kim tiền phát triển tốt ở nhiệt độ từ 25 – 30 độ C.

– Đất trồng

Để cây phát triển được tốt nhất, đất trồng cần phải tơi xốp, có độ pH từ 5.5 – 6.5. Đất trồng cây kim tiền nên được kết hợp bởi đất thịt, xơ dừa, mùn cưa, trấu hun, xỉ than, phân lân.

– Lượng nước

Bạn chỉ việc đảm bảo cách tưới nước đúng như sau:

  • Hãy nhớ 8 – 10 ngày tưới đẫm 1 lần cho cây Kim Tiền để bàn. Bạn có thể dùng vòi sen tưới lên, hoặc ngâm cả chậu trong 1 chiếc xô từ 10 – 15s rồi đặt ra vị trí thông thoáng để chậu cây róc hết nước rồi mới bày trí lại trên bàn làm việc!
  • Khi mua sản phẩm về trong 2 tuần đầu – cứ 3 ngày bạn nên di chuyển cây ra vị trí thoáng khí – có ánh sáng tự nhiên – tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào buổi trưa –  để khoảng 2 – 3 tiếng thì mới tiếp tục để bày trí!
  • Thời điểm bón phân 2 – 2,5 tháng bạn nên bón một vài hạt phân đầu trâu -( phân bón mua tại cửa hàng cung cấp phân bón cho cây trồng).

– Phân bón

Nếu cây đang trong giai đoạn sinh trưởng bình thường thì thời gian giãn cách bón phân thích hợp cho cây là 4 tuần/lần. Phân bón nên là phân hữu cơ hoặc vi sinh.

– Xử lý khi chồi bé, lá nhợt nhạt

Có thể cây đang bị thiếu sáng. Bạn hãy thay đổi không gian sống của cây bằng cách mang ra những nơi thoáng đãng và có nhiều ánh sáng hơn. Kiểm tra lại lịch bón phân, tưới nước cũng là điều cần thiết lúc này.

– Cách chăm sóc cây kim tiền nở hoa

Cần lưu ý kỹ hơn về vị trí đặt cây kim tiền. Nên để ở nơi đủ ánh sáng, nhiệt độ. Đảm bảo tuân thủ thời gian tưới nước cho cây.  Mùa xuân và thu hãy tăng cường bón phân với mật độ 3 tuần/ lần để kích thích bộ rễ và lá phát triển, chuẩn bị sẵn sàng cho thời điểm ra hoa của cây.

– Phòng ngừa sâu bệnh

Cây kim tiền khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt. Tuy nhiên nó không tránh khỏi một vài bệnh thường gặp như vàng lá, lá mất dần màu xanh chuyển sang trắng, nguyên nhân là do thiếu sáng và dư nước.

– Nếu cây kim tiền bị vàng lá: Nên điều chỉnh lại lượng nước tưới cho cây hàng ngày. Loại bỏ các lá héo úa, lá bị vàng, thường xuyên đặt cây ra chỗ mát, tránh ánh nắng quá mạnh để tránh cây bị khô.

– Nếu cây kim tiền bị côn trùng tấn công: Mặt dưới của lá cây thường hay bị rệp hay các loại côn trùng nhỏ bám vào gây hại. Bạn có thể dùng dung dịch xà phòng pha loãng để xịt lên lá nhằm loại bỏ các loại côn trùng này. Ngoài ra loại bỏ lá bị sâu bệnh, đem cây đi phơi nắng để giúp lá thêm khỏe mạnh.

8. Giá của cây kim tiền là bao nhiêu?

Đường kính bầu 15 cm, cao 25 cm – 30 cm. Giá: 125.000 VNĐ phù hợp làm cây để bàn làm việc, bàn uống nước, kệ tivi nhỏ, trang trí các góc trong nhà, trong văn phòng. 

Cùng kích cỡ với Kim Tiền để bàn ở bên trên, nhưng khác chậu, chậu sứ men mát mịn hơn và tinh tế hơn chậu sứ bình thường, chậu có màu đen, trắng và hồng, hình dáng chậu có: Hạt rẻ, ống trụ và oval: Giá 165.000 VNĐ ( giá đã bao gồm chậu men mát và sỏi trang trí )

– Cây kim tiền loại nhỏ

Đường kính bầu 25 cm, cao 50 cm – 60 cm. Giá: 160.000 VNĐ ( Nếu góc quý khách không muốn để cây quá to hoặc quá nhỏ thì lựa chọn loại Kim Tiền nhỏ là khá phù hợp, có thể dùng để để bàn nếu không gian bàn lớn, như ở quầy lễ tân khách sạn, quầy thu ngân, quầy order đồ.

– Cây kim tiền loại trung

Đường kính bầu 36, cao 95 cm – 105 cm. Giá: 310.000 VNĐ . Phù hợp để ở các văn phòng, quầy lễ tân, quầy thu ngân, góc nhỏ ở công ty

Cây Kim Tiền loại trung chậu men mát cao khoảng 70cm – 80cm giá: 460.000 đ ( Giá đã bao gồm chậu sứ và sỏi trang trí ) phù hợp để ở cửa hàng, shop, quán cafe, kệ tivi, bàn uống nước. Nếu muốn tăng thêm sự sang trọng quý khách hàng có thể lấy thêm kệ gỗ 150.000 đ

– Cây kim tiền loại to

Đường kính bầu 38 cm, cao 95 cm – >110 cm. Giá: 480.000 VNĐ Cây phù hợp để ở những không gian rộng, là lựa chọn của đại đa số các văn phòng khi lựa chọn cây Kim Tiền.

– Cây kim tiền loại đại

Đường kính bầu 40 cm, chậu 45 cm cao từ 120 cm – 130 cm. Giá: 820.000 VNĐ thuộc vào loại to nhất của dòng Kim Tiền dành cho những không gian lớn như sảnh khách sạn, sảnh tòa nhà, văn phòng lớn để tạo thêm cho không gian sự sang trọng và uy nghi. 

9. Lưu ý độc tính của cây kim tiền

Toàn cây kim tiền đều có độc nên chỉ an toàn khi dùng trang trí. Do đó, tuyệt đối không ngậm, nuốt nhựa hay các bộ phận của cây này. Khi thực hiện các công đoạn chăm sóc, mọi người cũng nên đeo bao tay và cẩn thận không để nhựa cây văng vào miệng, vào mắt, đồng thời rửa tay sạch sau khi tiếp xúc với cây kim tiền.

Với những nhà có trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh không nên để trẻ tiếp xúc với cây kim tiền, đồng thời thường xuyên nhắc nhở các bé về độc tính của cây này (trẻ con hay hiếu kỳ còn cây kim tiền lại khá bắt mắt).

Mức độ mẫn cảm của mỗi người đối với chất độc từ cây kim tiền là khác nhau. Tuy nhiên, các dấu hiệu phản ứng với cây kim tiền có thể xảy ra là ngứa, nóng, rát… và nặng hơn là co giật, hôn mê… Vì vậy, nếu không may để nhựa cây lỡ dính vào miệng, vào mắt thì phải súc rửa thật sạch và nhỏ thuốc nhỏ mắt (nếu có). Ngoài ra, trong các trường hợp khác, cần theo dõi các biểu hiện ngộ độc và đưa đến cơ sở y tế để thăm khám kịp thời

>> Cách chọn cây trồng ở ban công hợp tuổi của bạn nhất

>> 5 loại cây hợp phong thủy đặt bàn làm việc cho cả năm may mắn, tài ...

Chú bạn chọn được cây kim tiền đẹp!

Y dược học Việt Nam tổng hợp

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

What's your reaction?

Facebook Conversations