menu
Đặc điểm bệnh lý sản phụ khoa theo y học cổ truyền: theo đông y Thọ Xuân Đường
Temu

Cách kiếm thu nhập thụ động

Đặc điểm bệnh lý sản phụ khoa theo y học cổ truyền: theo đông y Thọ Xuân Đường

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cách kiếm thu nhập thụ động

Đặc điểm bệnh lý sản phụ khoa theo y học cổ truyền có liên quan đến sự tổn thương, suy giảm công năng của khí huyết, tạng phủ, 2 mạch Xung Nhâm. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, theo chứng hậu chứng trạng cụ thể từng người mà pháp điều trị cũng sẽ khác nhau, nhưng tất cả đều nhằm mục tiêu điều hòa khí huyết, tạng phủ, Xung, Nhâm.

ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ SẢN PHỤ KHOA THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

1. Nguyên nhân

Cũng như các bệnh lý khác, theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây ra bệnh sản phụ khoa cũng được chia thành nội nhân, ngoại nhân, bất nội ngoại nhân.

- Nội nhân: Bệnh sinh ra bởi sự thay đổi của 7 thứ tình chí (thất tình): Hỷ, nộ, ưu, bi, khủng, kinh. Trong đó, lo buồn, suy nghĩ, giận hờn là những nguyên nhân chính. Thất tình bị tổn thương phần nhiều đến khí, mà khí là soái của huyết. Khí huyết không được điều hòa thì bệnh từ đó mà sinh ra. Theo Nội kinh âm dương biện luận có ghi: “Bệnh kinh Dương Minh phát ra ở Tâm Tỳ, đàn bà có sự uẩn khúc bên trong nên kinh bế tắc bất thông”.

- Ngoại nhân: Ngoại nhân bao gồm lục dâm phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Trong đó hàn, nhiệt, thấp là những tác nhân chính gây gây ra các bệnh lý sản phụ khoa. Phụ nữ lấy huyết làm chủ, huyết gặp nhiệt thì lưu thông, gặp hàn thì ngưng trệ. Nhiệt cực thì bức huyết vong hành, gây băng kinh, băng huyết, rong kinh hoặc thổ huyết, nục huyết, tiện huyết, niệu huyết trước khi hành kinh. Hàn thì huyết ngưng gây bế kinh, thống kinh, vô kinh. Nếu thấp ứ trệ sinh bệnh đới hạ.

- Bất nội ngoại nhân: Do ăn uống thất điều, mất vệ sinh, chửa đẻ, nạo sảy thai nhiều lần, lấy chồng quá sớm, phòng lao quá độ sinh bệnh. Nội kinh Phúc trung luận có ghi: “Bệnh huyết khô là do tuổi trẻ bị mất nhiều, hoặc ăn nhậu say sưa mà hành phòng làm cho khí kiệt, can huyết bị tổn hại nên kinh nguyệt mất nguồn mà bất thành”. Chu bệnh nguyên hậu luận viết: “ Đang lúc hành kinh mà giao hợp thì mạch máu co lại, không ra, sinh chướng nặng vùng hạ vị, ngực lưng co thắt, tứ chi bất lực, huyết bế lại nên kinh nguyệt thất thường”. Tham dâm vô độ là yếu tố quan trọng gây bệnh vì mỗi lần giao hợp tinh huyết bị tiêu hao, mạch Xung bị thương tổn ảnh hưởng đến kinh đới thai sản. Chu Đan Khê chủ trương “hạn chế tình dục” để phòng bệnh.

2. Cơ chế bệnh sinh

- Khí huyết không điều hòa: Phụ nữ lấy huyết làm gốc. Khi hành kinh, sinh sản, nuôi con đều tiêu hao huyết, cơ thể yếu, dễ sinh bệnh. Cho nên nói phụ nữ “huyết thường bất túc, khí thường hữu dư”. Khí huyết không điều hoa gây ra các bệnh về kinh, đới, thai, sản. Khí và huyết kết hợp với nhau, sự thăng gián, hàn nhiệt, hư thực của huyết đều do khí điều phối. Vì vậy khí nhiệt thì huyết nhiệt, khí thăng thì huyết nghịch, khí hãm thì băng huyết, rong huyết.

- Tạng phủ bị tổn thương: Các nguyên nhân lục dâm, thất tình, phòng dục quá độ… đều dẫn đến tổn thương tạng phủ mà sinh bệnh. Nếu Tâm khí suy yếu, huyết dịch không đầy đủ gây ra kinh nguyệt không đều, bế kinh, vô kinh. Nếu Can khí uất kết, khí uất thì huyết trệ làm kinh nguyệt sau kỳ, thống kinh, bế kinh. Ăn uống thất điều, lao động quá sức hoặc ưu tư quá độ làm tổn thương Tỳ gây huyết hư, khí hư hạ hãm, rối loạn kinh nguyệt, khí hư bạch đới. Phế hư thì Phế khí không soái được huyết dẫn đến huyết khô, huyết hư. Hoặc hành phòng quá độ làm Thận khí hao tổn dẫn đến kinh nguyệt không đều, vô sinh, đẻ non.

- Xung, Nhâm mạch bị tổn thương: Mạch Xung là bể của huyết, mạch Nhâm chủ bào cung. Hai mạch này có quan hệ mật thiết với sinh lý và bệnh lý của phụ nữ.

3. Nguyên tắc điều trị bệnh phụ khoa

Từ những đặc điểm sinh lý, bệnh lý của phụ khoa theo Đông y , ta có những nguyên tắc điều trị bệnh như sau: Phải chú trọng đến điều hòa khí huyết, Tỳ, Vị,Can, Thận. Khí huyết được điều hòa thì công năng của tạng phủ được tốt, kinh mạch thông, Xung Nhâm thịnh mà mọi bệnh tật ắt sẽ lui.

- Điều hòa khí huyết: Cần phải xem xét các chứng hậu, chứng trạng cụ thể trên lâm sàng để phân biệt bệnh thuộc khí hay huyết để ra pháp chữa thích hợp. Bệnh ở phần khí thì chữa vào khí là chủ yếu, chữa vào huyết là thứ yếu. Khí nghịch thì giáng, khí uất thì khai, hành, khí loạn thì điều lý, khí hàn thì ôn dương phận. Khí hư thì bổ khí, kết hợp cùng bổ huyết. Bệnh ở phần huyết thì chữa vào huyết là chính, điều khí là thứ yếu. Huyết hàn thì ôn ấm, huyết nhiệt thì thanh lương, huyết hư thì bổ huyết, huyết mất quá nhiều cần phải chỉ huyết, bổ huyết, bổ khí để cố thoát. Khi dùng các thuốc công hạ để điều trị bệnh cần phải lưu ý đến khí huyết, không nên quá nê trệ, quá hao tán mới có kết quả tốt.

- Điều hòa Tỳ, Vị: Tỳ, Vị là gốc của hậu thiên, là nguồn sinh hóa của khí huyết (Thổ vi vạn vật chi mẫu, Tỳ Vị vi sinh hóa chi nguyên). Nếu Tỳ, Vị bị tổn thương, nguồn sinh hóa không đầy đủ thì bệnh tật phát sinh. Vì thế, cần phải điều hòa Tỳ, Vị thì nguồn sinh hóa được bồi đắp, bệnh sẽ lui. Cần phải căn cứ vào chứng trạng cụ thể: Hư thì bổ, tích thì tiêu, hàn thì ôn ấm, nhiệt thì thanh. Không nên dùng thuốc quá nê trệ, công phạt quá mạnh gây thương Vị khí, ảnh hưởng đến công năng vận hóa.

- Điều dưỡng Can, Thận: Can chủ tàng huyết, Thận tàng tinh, sinh huyết. Can, Thận đều liên quan đến bào cung. Can chủ sơ tiết, Thận chủ bế tàng, 2 tạng này có quan hệ mật thiết với nhau. Kinh Quyết âm Can và Thái âm Thận có liên quan đến 2 mạch Xung, Nhâm. Mạch Xung cùng với Thận kinh đến rốn rồi đi lên. Can kinh bắt đầu từ ngón chân cái (huyệt Đại Đôn) đi lên mắt hợp với mạch Xung, Nhâm. Mạch Xung, Nhâm bị tổn thương điều ảnh hưởng đến công năng của Can, Thận. Tất cả những bệnh bế kinh, rong kinh, rong huyết, đới hạ… đều do Can, Thân hư và Xung, Nhâm thương tổn gây nên. Vì vậy, dưỡng Can Thận tức dưỡng Xung, Nhâm.

Bác sĩ: Nguyễn Thùy Ngân

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

What's your reaction?

Facebook Conversations