menu
Đào được đá ruby tiền tỷ, tôi có phải nộp cho chính quyền?
Đào được đá ruby tiền tỷ, tôi có phải nộp cho chính quyền?
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Gia đình tôi làm nghề thủ công, chế tác đá quý đã 3 đời nay. Từ trước đến nay chúng tôi đều thu mua đá quý thô của dân buôn về làm.

Đá ruby thành phẩm

Đá ruby thành phẩm

Tuy nhiên hôm trước đi lên núi, cha tôi đào được 1 tảng đá lộ màu rất đẹp, khi về nhà phát hiện ra đó là một khối ngọc ruby thô có giá trị rất lớn (ước chừng 800 triệu đồng). Hàng xóm nhà tôi biết được nên đã báo cáo với chính quyền địa phương. Xin hỏi luật sư gia đình chúng tôi có phải nộp lại viên đá đó không? Tại sao?

Theo quy định của pháp luật, trường hợp gia đình bạn phát hiện đồ vật dưới lòng đất nếu biết được hoặc nghi ngờ đó là đá quý, hoặc báu vật, cổ vật… phải báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có hướng giải quyết phù hợp với luật định.

Điều 53 Hiến pháp năm 2013 quy định: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, các tài nguyên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Theo Điều 197 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Tài sản thuộc sở hữu toàn dân bao gồm đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Theo quy định trên, khoáng sản, vật quý thuộc sở hữu toàn dân. Như vậy, khi phát hiện vật nghi là có giá trị thì gia đình bạn nên có biện pháp bảo vệ, đồng thời thông báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nếu tảng đá đào được là tài sản có giá trị, gia đình bạn sẽ được hưởng giá trị theo quy định tại Điều 229 Bộ luật Dân sự 2015. Nếu vật không phải là di tích lịch sử, văn hóa mà có giá trị đến 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy. nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.

Điều 229. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy

1. Người phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:

a) Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hoá theo quy định của Luật di sản văn hóa thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;

b) Tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hoá theo quy định của Luật di sản văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.

Trường hợp gia đình bạn phát hiện hoặc nghi ngờ đó là những vật có giá trị mà không thông báo, không giao nộp thì có thể bị xử lý với các hình thức sau:

Xử phạt hành chính: Nếu tảng đá được xác định là đá quý hoặc bán quý, có giá trị (lớn hơn 10 tháng lương tối thiểu) thì được coi là thuộc sở hữu Nhà nước mà không thuộc quyền sở hữu của gia đình bạn nữa. Theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, người có hành vi “chiếm giữ trái phép tài sản của người khác” sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và tịch thu tang vật.

Xử lý hình sự: Theo quy định tại Điều 141 Bộ luật Hình sự, tội Chiếm giữ trái phép tài sản bị xử phạt như sau:

- Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

- Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặc biệt, thì bị phạt tù từ một năm đến 5 năm.

Nếu như vô tình đào được tài nguyên, đá quý, của cải… thì người dân phải báo ngay cơ quan có thẩm quyền gần nhất như UBND xã, phường. Cơ quan này sẽ lập biên bản để tạm giữ hoặc giao cho người dân tạm giữ vật tìm được.

Tư vấn bởi Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Đá Saphira xanh thô

Đá Saphira xanh thô

Thông tin tham khảo về việc mang đá quý qua biên giới

  - Căn cứ điều 37 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định:

 “Điều 37. Quy định chung

 1. Thương nhân được đặt gia công ở nước ngoài các loại hàng hóa đã được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam để kinh doanh theo quy định của pháp luật.

   2. Việc xuất khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để gia công và nhập khẩu sản phẩm gia công phải tuân thủ các quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu.

 3. Hợp đồng đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài và thủ tục hải quan đối với xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đặt gia công theo quy định tại Điều 29 và Điều 35 Nghị định này”.

 Như vậy, để được phép đặt gia công ở nước ngoài thì công ty phải đáp ứng các quy định nêu trên.

 - Về thủ tục hải quan đối với loại hình đặt gia công ở nước ngoài, công ty thực hiện theo quy định tại mục 3 chương III Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính. Khi đó công ty phải ký kết hợp đồng gia công với các điều khoản theo Luật Thương mại 2005 và thực hiện báo cáo quyết toán nguyên liệu, vật tư đặt gia công tại nước ngoài theo điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC

 Theo pháp luật phòng, chống rửa tiền tại điều 9 Thông ty 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước thì ruby thuộc danh mục các loại đá quý phải khai báo hải quan nếu trị giá vượt 300.000.000 triệu đồng, đề nghị công ty tham khảo quy định trên để thực hiện.

Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi dự kiến đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

What's your reaction?

Facebook Conversations