menu
Do đâu ta khổ và hướng thoát khổ
Temu

Cách kiếm thu nhập thụ động

Do đâu ta khổ và hướng thoát khổ

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cách kiếm thu nhập thụ động

Trong Cư Trần Lạc Đạo phú, vua Trần Nhận Tông đã viết: “Phàm có thân là khổ, là họa”. Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử cũng đã nói: “Ta có cái khốn khổ lớn vì ta có thân, nếu ta không thân thì đâu có khổ!”, thấy biết được như vậy là thấy được lẽ thực, thấu rõ được lý đạo, nhận ra chân lý.

(Nằm trong loạt bài chào mừng năm mới 2018 Mậu Tuất, viết về đời người và định hướng cho tương lai)

Vì sao có thân là khổ?

- Do chấp thân này là thật, là trường tồn bất diệt, nên bao nhiêu công sức, tài lực, trí lực, có lắm khi tạo việc ác, giành giật hơn thua, hãm hại người với mong được sinh tồn và hưởng thụ, để dành cho việc nuông chiều, o bế, dung dưỡng tấm thân này. 

- Do vô minh “chấp ngã” bị ngũ dục che mờ, nên cứ tưởng nhiều danh lợi và nhiều tiện nghi, của cải vật chất là hạnh phúc, để rồi tham sân si lớn dần, quý tấm thân này sẵn sàng đề cao cá nhân, vì quyền lợi cá nhân mà sẵn sàng bỏ qua lợi ích tập thể. Lỗi mình thì to mấy cũng bỏ qua, lỗi người thì nhỏ mấy cũng soi cho kỹ. Nên gây khổ cho nhau, tạo ra không biết bao nhiều oan trái, oán cừu. Nhưng thế gian đâu như ý ta mãi và cũng không để yên cho ta thực hiện mọi mưu đồ! 

- Do “…ham muốn nhiều, lụy khổ càng sâu, nhọc nhằn sinh tử bấy lâu, đều do tham dục dẫn đầu gây nên…” mà Điều 2 trong Kinh Bát Đại Nhân Giác Phật đã dạy: Tham dục, khiến ta không yên lòng với hiện tại, đã khổ, rồi cực nhọc thực hiện lòng tham, lại khổ thêm, bảo vệ thành quả và bị cướp mất thành quả của lòng tham, lại càng khổ hơn rất nhiều. 

Vì ham muốn, con người, “còng lưng gẫy gối”, cố tạo ra nhiều của cải vật chất, xem đó là mục tiêu tối thượng, là sự thành đạt, luôn mưu toan, không có thời gian ngơi nghỉ, với mong cuối cùng sẽ được thảnh thơi, nhưng đâu ngờ, lòng tham vô đáy, “được voi đòi tiên” mù quáng cứ lao về phía trước, bất chấp tội lỗi hay sự nguy hiểm. 

Đến khi gần cuối đời, nằm trên giường bệnh sắp từ giã cõi trần, mới thấy mọi thứ rồi cũng vô thường, tất cả đều từ giã ta mà đi, muốn mang theo và chỉ mong một chút bình yên, nhưng nào đâu có được. (Như lời trăn trối của Steve Jobs vậy)

Cho nên Đức Đat Lai Lạt Ma đã nói:          
                                                              
“Con người hy sinh sức khoẻ để kiếm tiền. 
Rồi lại bỏ tiền ra để tìm lại sức khoẻ. 
Họ quá sốt ruột với tương lai. 
Nên chẳng còn thời gian để tận hưởng hiện tại. 
Kết quả là họ chẳng sống ở hiện tại hay tương lai. 
Họ sống như thể họ không bao giờ chết. 
Rồi lại chết như chưa từng được sống”.

Trong cuộc đời này, có rất nhiều điều oái oăm, thảm thương, tưởng chừng như hay ho, giỏi giang, siêu tuyệt lắm, nhưng rồi xét lại thật ê chề, mê muội! 

Mặt nước hồ thu đang yên ắng, phản chiếu các sắc màu, cảnh vật, đẹp một cách tuyệt vời, không chịu đứng nhìn, thưởng thức, phải nhảy xuống hồ để nắm bắt, chiếm hữu cho được những thứ đó, mới chịu, nhưng nào đâu có được. Khi nhảy xuống, đã dấy động mặt hồ rồi, càng đập, càng lội chừng nào, càng làm mặt hồ dậy sóng chừng ấy, còn đâu nữa vẻ đẹp của tự nhiên!  

Câu chuyện “doanh nhân với người câu cá” là một điển hình, chúng ta cần suy nghiệm! Xin tóm tắt như sau: “Bên một bờ hồ có một lão ngư và một doanh nhân ngồi câu cá. Vị doanh nhân nọ để ý ông lão chỉ có một cần câu, cả buổi chưa câu được con cá nào. 

Doanh nhân thấy sốt ruột dùm ông lão liền quay sang hỏi: "Sao ông không sắm nhiều cần câu như tôi này".  

Lão ngư quay sang nói: "Để làm gì?". 

Doanh nhân trả lời: “Thì ông sẽ có thể bắt được nhiều cá”. 

Ông lão lại hỏi: "Vậy lão được cái gì?". 

Doanh nhân bảo: "Thì ông có thể có nhiều cá ăn và nhiều cá bán". 

Ông lão nói: "Như vậy lão được cái gì?". 

Doanh nhân lần này bực mình nói: "Thì ông có thể, có thật nhiều tiền như tôi". 

Ông lão lại hỏi: "Như vậy lão được cái gì?”. 

Doanh nhân không giữ nổi bình tĩnh: "Ông có nhiều tiền thì không lo nghĩ và thành thơi ngồi câu cá". 

Ông lão lúc này mới quay sang nói: "Ông không thấy tôi đang rất thảnh thơi ngồi câu cá đây ư?". Doanh nhân, trầm tư suy nghĩ!

Doanh nhân muốn đi tìm chút thảnh thơi, trong cuộc sống, mong được an nhàn mà hưởng thụ, nhưng càng làm chừng nào, công việc và lòng tham đã thúc giục ông phải luôn chạy theo, tạo ra của cải, bảo vệ nó, rồi cũng nhiều lo toan, tính toán, đau khổ vì nó, khi bị cướp hay bị ai đó chiếm đoạt. Có thời gian đâu mà thưởng thức những điều kỳ thú, lợi ích, dẫy đầy trong thiên nhiên!

Xét lại mỗi người chúng ta, đa số cũng đều nằm trong trường hợp như vậy, cứ lo chạy theo vật chất, kim tiền, tất bật đầu tắt mặt tối, để tạo ra, gom góp những thứ “hư vọng, vô thường” không nắm giữ mãi được. Hoặc tìm một chút cảm giác thoải mái, an toàn trên những tiện nghi hiện đại, sang trọng, để rồi phải còng lưng làm trả nợ mấy chục năm trời. Một khi kiệt sức, quá khổ, muốn được an nhàn, lúc đó đã bị tàn hơi và sắp vĩnh biệt cõi đời rồi!
 
Cũng có một số tìm thú vui qua những nơi như: Casino, hý viện hay nhà hàng, quán nhậu... Những nơi này lúc nào cũng đông nghẹt người, trong khi đó ở nơi tu hành, nhà thờ, chùa, tịnh xá… thì rất ít người. Thụ hưởng, phung phí phước báu thì nhiều, tu tạo, tích lũy phước báu thì ít, như vậy làm sao mà tránh khỏi khổ được. Đa số NGHÈO KHỔ là do từ đây đấy quý vị. 

Chúng ta phải thường xuyên quán chiếu, để thấy rõ thân này là giả tạm, vay mượn, sẽ không còn mê đắm, lo chiều chuộng, phụng dưỡng thân nữa. Mà biết dùng cái thân này để phụng sự chúng sinh, hoặc tịnh niệm, để có được nội tâm tĩnh lặng, hầu mang an vui lợi ích đến cho mọi loài, lúc đó ta sẽ có niềm vui, có ý nghĩa cuộc đời và lợi ích cho nhân loại, nhất định sẽ hết khổ, hiện tại được an lạc, tương lai sẽ về nơi tịnh cảnh. 

Chùa Pháp Hoa - Nam Úc, những ngày đầu năm 2018

Thích Viên Thành

Nguồn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

What's your reaction?

Facebook Conversations