menu
Độc tính của nhân sâm, Cách dùng nhân sâm, Người bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, mất ngủ thường xuyên không nên dùng nhân sâm
Độc tính của nhân sâm, Cách dùng nhân sâm, Người bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, mất ngủ thường xuyên không nên dùng nhân sâm
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Gần đây, trên mạng xã hội đăng tải câu chuyện, người con biếu bố mẹ nhân sâm để bồi bổ sức khỏe, nhưng không ngờ trong một số trường hợp lại khiến bố mẹ gặp phải tai biến. Cùng Y dược học Việt Nam đi tìm hiểu chi tiết về vị thuốc quý Nhân Sâm. Nội dung trong bài này chúng tôi xin bỏ qua những công dụng tác dụng có lợi của Nhân Sâm.

Độc tính của nhân sâm

Cho chuột nhắt uống bột nhân sâm gây nhiễm độc cấp, LD50 là trên 5g/kg cân nặng. Nếu tiêm thuốc vào dưới da chuột nhắt thì liều độc cấp LD50 là 16,5ml/kg, cho chuột nhắt uống nhân sâm theo liều lượng 100, 250, 500mg/kg liên tục trong 1 tháng và theo dõi nhiễm độc bán cấp không thấy gì thay đổi khác thường. Theo Kixêlev, tiêm vào dưới da chuột nhắt 1ml dung dịch nhân sâm 20% thấy sau 10 - 12 giờ chuột chết với trạng thái mất sắc nhưng cho uống thì độc tính rất ít.

Tìm hiểu thêm Nhân sâm - Radix Gingsen

2. Cách dùng nhân sâm

2. Cách dùng nhân sâm Nhân sâm hay đôi khi gọi tắt đơn giản là sâm là một loài thực vật có hoa trong Họ Cuồng. Loài này được C.A.Mey. mô tả khoa học đầu tiên năm 1842.

Theo Y học cổ truyền, nhân sâm được coi là đầu vị của thuốc bổ khí và đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của Đông y: Sâm, nhung, quế, phụ.

Với công năng bổ khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí... nhân sâm được dùng để trị chứng chân khí suy kém; cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí, chân tay lạnh, mạch yếu, người gầy yếu, người mới ốm dậy, kém ăn, trí nhớ suy giảm, căng thẳng thần kinh, người nóng, háo khát, đái tháo đường, loạn nhịp tim, sinh dục kém, trẻ em quá gầy yếu, chậm lớn...

2.1 Nhân sâm dùng đường uống

  • Ngậm: Sâm thái mỏng, cho vào miệng ngậm, nhấm từng ít một, sau đó nhai nuốt cả nước và bã.
  • Hãm nước uống: Thái mỏng, cho vào ấm hay chén sứ. Thêm một tí nước đậy nắp. Đun cách thuỷ, uống nước. Sau đó lại thêm nước và đun cách thuỷ tiếp tục uống, làm như vậy cho đến khi hết mùi vị mới thôi. Ngày dùng 2-6g. 

Theo tài liệu cổ, nhân sâm vị ngọt, hơi đắng, tính ôn (lá có vị đắng, hơi ngọt), vào 2 kinh tỳ và phế; có tác dụng đại bổ nguyên khí, ích huyết sinh tân, định thần, ích trí; dùng chữa phế hư sinh ho suyễn, bệnh lâu ngày khí hư, sợ hãi, tiêu khát. Những người bệnh có thực tà không dùng được.

2.2 Đơn thuốc thường dùng nhân sâm trong Đông y

Độc sâm thang (đơn thuốc có một vị nhân sâm) chữa cơ thể quá suy nhược sau khi mất máu nhiều, thần kinh suy nhược: Nhân sâm 40g, nước 400ml (2 bát) sắc còn 200ml (1 bát), cho uống từng ít một, không kể thời gian. Uống xong nằm nghỉ.

Sâm phụ thang chữa những trường hợp mạch suy kiệt, mồ hôi ra nhiều, chân tay lạnh: Nhân sâm 40g (có thể 20g), chế phụ tử 20g (có thể dùng 10g), sinh khương 3 lát, táo đen 3 quả, nước 3 bát (600ml) sắc còn 200ml (1 bát) chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Tìm hiểu thêm Nhân sâm - Radix Gingsen

3. Người cao tuổi có nên dùng nhân sâm?

Với người cao tuổi, nếu không mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường... thì có thể dùng một lượng nhân sâm vừa đủ theo khuyến cáo của bác sĩ để bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể trạng.

Với những trường hợp bị cao huyết áp, đái tháo đường, mất ngủ thường xuyên... không nên dùng nhân sâm vì có thể sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng hơn, phải đi khám bệnh tại các chuyên khoa để theo dõi và điều trị nguyên nhân của bệnh.

Ngoài ra, những người cao tuổi mắc một số bệnh lý về tiêu hóa (như đầy bụng, sôi bụng, đi ngoài phân nát, viêm túi mật cấp tính, viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính...), bệnh lý hô hấp (như hen phế quản, lao, ho ra máu...) hoặc bệnh lý về hệ thống miễn dịch (như mụn nhọt, ban đỏ...) cũng không nên dùng nhân sâm.

Tìm hiểu thêm Nhân sâm - Radix Gingsen

Theo skđs

What's your reaction?

Facebook Conversations