views
Tại Lâm Đồng, thực vật làm thuốc gồm có 283 họ, 2.291 loài được phân bố ở nhiều địa phương trong tỉnh. Trong đó, có 55 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam như đảng sâm, hà thủ ô đỏ, bảy lá 01 hoa, hoàng liên ô rô, sâm Ngọc linh…; có 16 loài là những cây thuốc đặc trưng của tỉnh như atiso, lan Gấm, linh chi, đảng sâm; có 20 loài là những cây thuốc có trữ lượng lớn như atiso, bình vôi, hà thủ ô…; có 23 loài là những cây thuốc di thực đã được trồng như bạch truật, canh kina đỏ, cỏ ngọt, địa hoàng, đỗ trọng, dương cam cúc, đương quy, ngưu tất, đảng sâm, xuyên khung…cho thấy nguồn dược liệu của tỉnh phong phú hơn so với các tỉnh khác trong nước. Trong số đó, một số loại dược liệu được trồng phổ biến, mang lại giá trị kinh tế cao như:
1. Cây atiso (Cynarascolymus L): là loại cây vừa sử dụng ăn tươi, vừa sử dụng làm dược liệu và rất thích hợp với điều kiện khí hậu Đà Lạt, Lạc Dương. Cây atiso thích hợp trồng trên đất thịt trung bình, giàu hữa cơ, giữ ẩm và thoát nước tốt, độ pH khoảng 6-6,5. Thành phần dược liệu: gồm Flavonoid, saponin, alkaloits, sucrose, glucose, inulin,Cynarrinlà vị thuốc giúp tăng cường sức khỏe, chống mệt mỏi, tăng sự thích nghi và khả năng miễn dịch của cơ thể, tốt cho tim mạch, hệ tiêu hóa và hệ thần kinh.Diện tích atiso năm 2018 là 160 ha; năng suất bình quân 384,5 tạ/ha, sản lượng 6.152,5 tấn. Vùng trồng atiso thích hợp: Đà Lạt, Lạc Dương. Hiện tại, một số huyện như Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh người dân cũng đang tìm hiểu và trồng thử nghiệm loại cây này. Về thị trường tiêu thụ: giá bán bình quân (lá, thân, hoa, rễ) khoảng 5,69 triệu đồng/tấn, tổng doanh thu 466,5 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí mang lại lợi nhuận 217,3 triệu đồng/ha/năm. Sản phẩm atiso rất đa dạng, các bộ phận như thân, lá, hoa,rễ đều sử dụng được. Hiện nay, một số công ty như Ladophar; Trà Ngọc Duy, Trà Vĩnh Tiến và một số cơ sở sơ chế nhỏ lẻ tại Đà Lạt đang thu mua, chế biến các sản phẩm từ cây atiso như trà túi lọc, cao atiso, cao ống...
2. Cây đương quy (Angelica acutiloba (Sieb. et Zucc) là cây thân thảo sống lâu năm, cây cao khoảng 40 – 80cm, khi ra hoa thân cây cao 1m, thân có màu tím. Rễ cọc có rễ phụ, rễ chất thịt màu vàng hoặc vàng đất. Đương quy là cây mọc ở độ cao 2.000 – 3.000m so với mặt nước biển. Thích hợp với nơi có lượng mưa nhiều và phân bố đồng đều; nhiệt độ thích hợp từ 18 – 300C; pH đất thích hợp là từ 5.5 – 6.5. Thành phần dược liệugồm Butylidene phthalide, n-valerophenone-o-carboxylic acid, dihydrophthalic, sucrose, vitamine B12, carotene, beta-sitosterol. Theo y học cổ truyền và y học hiện đại, đương quy là vị thuốc có tác dụng giảm đau, bổ huyết hoạt huyết, nhuận táo hoạt trường, điều huyết thông kinh, làm tăng chức năng miễn dịch không đặc hiệu của cơ thể...Diện tích năm 2018 là 45,7 ha (có 41 ha cho thu hoạch), năng suất bình quân 250 tạ/ha, sản lượng 1.025 tấn. Đương quy được trồng phổ biến tại các huyện như Đam Rông, Lâm Hà, Đơn Dương, Lạc Dương. Hiện tại giá bán 15 triệu đồng/tấn củ tươi, tổng doanh thu 375 triệu đồng/ha/năm, sau khi trừ chi phí mang lại lợi nhuận 178triệu đồng/ha/năm. Đương quy sau khi thu hoạch, tùy độ tuổi được sử dụng ăn tươi 15% (củ và lá non), còn lại củ đạt chất lượng dược liệu được sấy khô bán cho các công ty thu mua và chế biến dược liệu, sản phẩm tiêu thụ trong tỉnh khoảng 60%, còn lại 25% do các công ty dược tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh thu mua.
3. Cây diệp hạ châu (Phyllanthus amarus Schum. et Thonn.) là cây thân thảo, thân cứng màu xanh, lá dạng thuôn hoặc bầu dục ngược kèm hình tam giác nhọn, cuống rất ngắn. Cây mọc hoang ở khắp các vùng nhiệt đới. Thành phần dược liệu: gồm Flavonoid, alcaloid phyllanthin và các hợp chất hypophyllanthin, niranthin, phylteralin, là vị thuốc có tác dụng điều trị viêm gan giải độc, điều trị các bệnh đường tiêu hóa, giảm đau, giải độc, lợi tiểu,... Diện tích năm 2018 là 20 ha, năng suất cây khô bình quân đạt 33,3 tạ/ha/vụ (sản xuất khoảng 3 vụ/năm, năng suất bình quân 98,1 tấn/năm), sản lượng 196,2 tấn. Cây diệp hạ châu được trồng phổ biến tại xã Đức Phổ, thị trấn Cát Tiên, thị trấn Phước Cát - huyện Cát Tiên; một số vùng thuộc xã Đinh Trang Hòa, TT Di Linh - huyện Di Linh. Hiện tại giá bán 4 triệu đồng/tấn tươi, tổng doanh thu 400 triệu đồng/ha/năm, sau khi trừ chi phí mang lại lợi nhuận 190triệu đồng/ha/năm (3 lứa). Sản phẩm chủ yếu do công ty Ladophar thu mua, còn lại do các đầu mối tại địa phương thu mua bán cho các công ty dược tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương. Tuy nhiên,trong thời gian quadiện tích giảm dần, từ 40 ha năm 2015 giảm xuống còn 15,2 ha vào năm 2017 do thị trường tiêu thụ không ổn định, giá thu mua nguyên liệu thấp so với giai đoạn 2011-2013, thời gian vận chuyển nguyên liệu kéo dài.
4. Cây đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. & Thoms) là một cây thuốc quý, dạng dây leo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Rễ hình trụ dài, đường kính có thể đạt 1,5-2cm, phân nhánh, đầu rễ phình to có nhiều vết sẹo lồi của thân cũ, cây thường chỉ có một rễ trụ mà không có rễ nhánh, càng nhỏ về phía đuôi, lúc tươi màu trắng, sau khô thì rễ có màu vàng, có nếp nhăn.Thành phần dược liệu gồm saponin, alkaloits, sucrose, glucose, inulin,… là vị thuốc giúp tăng cường sức khỏe, chống mệt mỏi, tăng sự thích nghi và khả năng miễn dịch của cơ thể, tốt cho hệ tim mạch, hệ tiêu hóa và hệ thần kinh.Diện tích đảng sâm năm 2018 là 14 ha, năng suất bình quân 120 tạ/ha, sản lượng 168 tấn;giá bán 25 triệu đồng/tấn củ tươi, doanh thu 300 triệu đồng/ha/vụ trồng 15 tháng, sau khi trừ chi phí mang lại lợi nhuận 179,5 triệu đồng/ha/vụ trồng 15 tháng (bình quân 143,6 triệu đồng/ha/năm). Hiện tại, đảng sâm được trồng phổ biến tại Đam Rông, Lâm Hà. Tại Lâm Đồng, Công ty TNHH Cao Lâm là doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ đảng sâm với số lượng lớn nhất (70%), còn lại các doanh nghiệp khác.
5. Nấm Linh chi: (Ganoderma lucidum) thuộc họ nấm lim, còn có những tên gọi khác như Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên thanh. Trênthế giới có hơn 200 loài, Việt Nam có hơn 60 loài, riêng ở Lâm Đồng có hơn 30 loài, trong đó có giá trị phải kể đến nấm linh chi đỏ, nấm linh chi đen và nấm linh chi tím. Thành phần dược liệu gồm các polysaccharide,triterpenes,ganoderic acids,histamine...có tác dụng chống ung thư, rối loạn miễn dịch và làm chống cao huyết áp, nâng cao sức đề kháng, phòng trừ bệnh tật, phòng chữa bệnh tiểu đường, ngăn chặn quá trình làm lão hóa, giúp cơ thể tươi trẻ, chống ung thư tuyến tiền liệt, chống đau đầu và tứ chi, giảm mệt mỏi...Diện tích năm 2018 là 4,3 ha, sản lượng đạt 3,9 tấn. Nấm linh chi được trồng chủ yếu tại TP Đà Lạt, Đơn Dương, Lạc Dương, Đức Trọng, Bảo Lộc. Hiện tại giá bán 120 triệu đồng/tấn tươi, tổng doanh thu 1.200 triệu đồng/ha/năm, sau khi trừ chi phí mang lại lợi nhuận khoảng 515triệu đồng/ha/năm. Sản phẩm được các công ty sấy khô nguyên tai và xay làm trà túi lọc bán cho người tiêu dùng và bán nguyên liệu cho các công ty thu mua về chế biến các sản phẩm như cao mềm, siro, nước cốt linh chi, trà túi lọc, viên nang, rượu linh chi… Hiện nay, nhiều đơn vị trên địa bàn tỉnh và cả ở TP Hồ Chí Minh thu mua nấm linh chi với số lượng lớn để bào chế dược liệu, chế biến thực phẩm chức năng, sản phẩm chủ yếu là trà túi lọc, nấm linh chi thái lát sấy khô, bột nấm linh chi… với hàm lượng dược chất tương đương nấm linh chi Nhật, Hàn Quốc.
Một số loại dược liệu có triển vọng khác:
Ngoài ra, tỉnh Lâm Đồng còn có một số loài đặc hữu, có giá trị dược liệu cao, hiện đang được nhân giống như lan gấm, thông đỏ, sâm ngọc linh, trà hoa vàng, lan thạch hộc tía,… Một số loại được đánh giá là cây dược liệu quý có lợi thế cạnh tranh như: cây sâm ngọc linh phát triển sản xuất trong thực tế không nhiều, nhưng Đà Lạt đã thành công trong việc nhân giống vô tính bằng phương pháp nuôi cấy mô. Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên rừng của Lâm Đồng hiện rất phong phú với 513.528 ha đất có rừng (rừng tự nhiên 454.122 ha, rừng trồng hơn 59.456 ha). Tổng diện tích khoán quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) hiện nay trên toàn tỉnh trên 300.000 ha/năm với hơn 16.000 hộ gia đình.Đây chính là tiềm năng phát triển các loại cây trồng xen dưới tán rừng trong đó có các loài cây sử dụng làm dược liệu như Trà hoa vàng, thanh mai, nghệ đen…nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất dưới tán rừng, rừng được duy trì và bảo vệ trong khi người dân thu được sản phẩm từ các loại cây trồng xen để tăng thêm nguồn thu nhập.
Tiềm năng phát triển cây dược liệu của tỉnh là rất lớn. Tuy nhiên, cần có quy hoạch cụ thể, xây dựng thương hiệu sản phẩm để đảm bảo đầu ra ổn định, tạo điều kiện mở rộng diện tích, nâng cao thu nhập cho người dân.
Thu Hằng – TTKN Lâm Đồng (TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG LÂM ĐỒNG)Tìm hiểu thêm Chi tiết 100 loại cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations