menu
Một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu thế giới của đột quỵ, làm gì để phòng ngừa?
Một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu thế giới của đột quỵ, làm gì để phòng ngừa?
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não hiện có tỉ lệ tử vong mỗi năm rất cao. Dưới đây là những dạng đột quỵ nghiêm trọng mọi người cần lưu ý.

Các dạng đột quỵ thường gặp

Theo GS.TS.BS Lê Văn Thành (Chủ tịch danh dự Hội Đột Quỵ Việt Nam), não là một cơ quan chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể, gồm gần 100 tỷ tế bào thần kinh, nhưng cần cung cấp lượng lớn như oxy, glucose và các chất dinh dưỡng khác. Não dễ bị tổn thưởng bởi các biến chứng, trong đó có tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ não. Đây được xem là nỗi lo của mọi người, kể cả ngành y.

"Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Tùy từng nước, chủng tộc, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mỗi năm trung bình trên thế giới có 15 triệu người bị đột tụy, 5 triệu người tàn tật vĩnh viễn, và khoảng 5 triệu trường hợp tử vong. Số lượng nam mắc đột quỵ nhiều hơn nữ, 1/3 ở tuổi 65 trở lên. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu, số ca đột quỵ dao động từng đợt khoảng 200.000 người mỗi năm. Và người trẻ hiện nay mắc đột quỵ ngày càng nhiều, số lượng tử vong chiếm 36-40% số người mắc. Đây là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, có tỉ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời", GS Thành cho biết.

GS Lê Văn Thành phân tích, hiện nay đột quỵ được chia làm 2 dạng: Đột quỵ do thiếu máu não cục bộ và Xuất huyết não.

Đột quỵ do thiếu máu não cục bộ chiếm khoảng 85%. Nguyên nhân do tắc nghẽn hoặc hẹp mạch máu, vòng máu bị tắc nghẽn, do máu không tới vùng não, gây ra nhồi máu não.

Đây là một hội chứng, không phải là một bệnh lý. Hội chứng này là do tình trạng giảm lưu thông máu nghiêm trọng trong não thoáng qua hoặc kéo dài do tắc nghẽn hoặc hẹp động mạch.

"Đối với bệnh lý này, chúng ta cần tìm ra cơ chế nền và nguyên nhân gây bệnh... để có thể bắt đầu một liệu pháp điều trị thích hợp nhằm làm giảm nguy cơ đột quỵ tái phát", GS Thành cho hay.

Ngoài ra, GS Thành cho biết thêm, về sinh lý bệnh, đột quỵ do thiếu máu cục bộ có thể được phân loại thành:

- Bệnh lý mạch máu nguyên phát (ví dụ như xơ vữa động mạch, xơ vữa quai động mạch chủ, bóc tách động mạch, đau nửa đầu, hoặc viêm mạch) làm giảm trực tiếp tình trạng tưới máu não và/hoặc làm thuyên tắc động mạch-động mạch (hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch ở đoạn xa do thuyên tắc bắt nguồn từ động mạch ở đoạn gần).

- Các bệnh lý tim mạch (ví dụ như rung nhĩ, thiếu máu cục bộ/nhồi máu cơ tim, hở lỗ bầu dục) dẫn đến thuyên tắc động mạch não).

- Bệnh lý về huyết học (ví dụ như tình trạng tăng đông máu hoặc tăng kết tập để tạo huyết khối) trực tiếp thúc đẩy sự hình thành huyết khối mạch máu não (đặc biệt là ở tĩnh mạch), hoặc thúc đẩy sự hình thành huyết khối tĩnh mạch toàn thân hoặc nội sọ và thuyên tắc mạch từ tim.

Dạng đột quỵ thứ 2 là xuất huyết não, dạng này chiếm tỉ lệ ít hơn, chỉ 15%, nhưng lại là nguyên nhân cao dẫn đến tử vong. Xuất huyết não còn gây ra các triệu chứng lâm sàng nặng nề.

Một cơn đột quỵ do xuất huyết não thường do hai nguyên nhân gây ra: bị phình mạch máu não hoặc bị rò rỉ mạch máu. Máu bị tràn ra ngoài chèn ép và tạo áp lực lên các biểu mô hoặc tế bào não, từ đó gây ra hoại tử những thành phần này.

"Xuất huyết não lại được chia thành 2 loại nhỏ khác đó là do xuất huyết não chảy máu não và xuất huyết não tiên phát", GS Thành nói.

Nguyên nhân phổ biến của đột quỵ do chảy máu não là khi có một mạch máu trong não bị phình đại và chảy ra một lượng máu xung quanh các tế bào não. Đây là nguyên nhân gây ra chèn ép và dẫn đến chết các tế bào não khiến nó không thể làm việc đúng chức năng. Cao huyết áp và sự lão hóa của các mạch máu được cho là vấn đề chủ yếu gây ra hiện tượng này.

Đôi khi hiện tượng đột quy do chảy máu não cũng gây ra do hiện tượng tĩnh mạch bị dị tật (AVM). AVM là một hiện tượng di truyền của kết nối bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch, thường xảy ra ở não hoặc cột sống. Nếu AVM xảy ra ở trong não, các mạch máu bị vỡ sẽ gây ra xuất huyết não. Nguyên nhân gây ra AVM thường không rõ ràng và nếu phát hiện sớm thì có thể điều trị khỏi.

Chảy máu dưới màng nhện (hay chảy máu màng não – Subarachnoid hemorrhage) là do chảy máu vào khoang dưới nhện, máu hoà đều vào khoang dịch não-tuỷ. Bệnh do nhiều nguyên nhân, nhưng hay gặp nhất là do vỡ các phình động mạch. Bệnh có tỉ lệ tử vong cao, ước chừng 25 – 30%, hay tái phát, điều trị còn gặp nhiều khó khăn.

Theo GS Lê Văn Thành, để phòng tránh được cả 2 dạng đột quỵ trên, mọi người cần lưu ý một số điều cơ bản:

Theo GS Lê Văn Thành, để phòng tránh được cả 2 dạng đột quỵ trên, mọi người cần lưu ý một số điều cơ bản: GS.TS.BS Lê Văn Thành.

- Kiểm soát được huyết áp của người bệnh, không để cao quá, không để tụt thấp quá. Cao huyết áp gây ra xuất huyết não nhiều, vì áp lực dòng máu làm các thành mạch máu não dị dạng, từ đó gây ra vỡ mạch.

- Quan tâm đến các vấn đề cơ thể đang gặp phải, không để tình trạng mỡ cao, đường huyết cao, căng thẳng trong công việc hằng ngày.

- Tránh hút thuốc lá, rượu bia, tránh ăn các chất béo quá, bổ quá, nên ăn các chất nhiều vitamin C.

- Chế độ làm việc hợp lý, không để ảnh hưởng tâm lý, sẽ gây ra thay đổi huyết áp.

- Tập luyện hàng ngày, nên hoạt động xã hội cùng với môi trường sống thoải mái, sẽ giúp mọi người tránh được chứng đột quỵ.

Theo soha

What's your reaction?

Facebook Conversations