menu
Quan niệm và điều trị béo phì theo y học cổ truyền
Quan niệm và điều trị béo phì theo y học cổ truyền
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Béo phì là tình trạng dư thừa khối mỡ, là một hội chứng đặc trưng bởi sự tăng tuyệt đối của khối mỡ, hay nói cách khác là một sự lạm phát của dự trữ năng lượng, chủ yếu là triglycerid dưới dạng mô mỡ.

Béo phì là một tình trạng bệnh lý đa yếu tố

Có sự liên quan chặt chẽ giữa béo phì và tình trạng dinh dưỡng quá mức mà không hợp lý. Các công trình nghiên cứu ngày càng chứng minh rằng béo phì là một yếu tố làm tăng tỷ lệ bệnh tật, tăng tỷ lệ tử vong, giảm năng suất lao động.

Theo y học cổ truyền (YHCT) hình thể con người phân thành 3 loại là: phì, cao và nhục (nhân hữu phì, hữu cao, hữu nhục). Giải thích 3 loại thể tạng người nêu trên như sau:

- Quắc nhục kiên, bì mạn giả, phì.

- Quắc nhục bất kiên, bì hoãn giả, cao.

- Bì nhục bất tương ly giả, nhục.

Bệnh béo phì theo YHCT không liên quan đến thể trạng phì, cao, nhục nêu trên, mà nói đến tình trạng mập vượt quá mức bình thường do nguyên nhân ăn uống không cân đối (không quân bình) hoặc sau khi mắc các bệnh nội thương sinh ra.

Béo phì xảy ra khi nào?

Béo phì chỉ xảy ra khi có sự mất quân bình giữa cung cấp thức ăn và tiêu tốn năng lượng, khi sự cung cấp năng lượng vượt trội hơn sự tiêu hao năng lượng làm cho cán cân thu - chi năng lượng luôn mất cân đối theo chiều hướng tích tụ lại và ứ đọng. Hay nói một cách khác hơn là sự mất cân đối trong cách ăn uống và sự chậm trễ trong chuyển hóa năng lượng.

Mất cân đối trong cách ăn uống

Ăn quá mức cần thiết và thức ăn ít thay đổi, quá nhiều chất béo, ít thức ăn loại sinh nhiệt nhanh protid.

Nguyên nhân của sự mất cân đối này có thể do một rối loạn tại hạ đồi:

Trung tâm chỉ huy cảm giác đói - no, một sự giảm tiết serotonin mà hậu quả là làm mất cảm giác no.

Chậm trễ trong chuyển hóa năng lượng

Nguyên nhân chủ yếu là ít hoạt động thể lực.

Tuy nhiên, 2 yếu tố nói trên biểu hiện với nhiều mức độ khác nhau:

Đầy đủ như trường hợp người ăn nhiều và chuyển hóa giảm.

Không đầy đủ là trường hợp người ăn ít, nhưng chuyển hóa lại chậm trễ nhiều.

Các thể béo phì theo YHCT và bài thuốc điều trị

Béo phì thể đàm thấp nhiệt

- Thể trạng mập, chân tay nặng nề.

- Ngực bụng đầy khó chịu.

- Ợ hơi, nuốt chua.

- Chóng mặt, nặng đầu.

- Tiểu ít, màu vàng sậm; ăn mau đói, miệng khát, thích uống mát.

- Chất lưỡi đỏ, rêu vàng dày.

- Béo phì thể đàm thấp, nhiệt:

Phép trị: thanh lợi đàm thấp, tỉnh tỳ hóa trọc.

Bài thuốc: Bài Lâm thị khinh kiện thang (gồm: bán hạ 10g, bạch linh 15g, trần bì 3g, chích thảo 3g, ý dĩ 10g, trạch tả 10g, thần khúc 10g, sơn tra 10g, hoắc hương 10g, nhân trần 6g).

Thể can vượng, tỳ suy

- Thể trạng mập bệu, bụng to trướng đầy, ngực nặng.

- Tiểu tiện rất ít.

- Đại tiện không dễ chịu.

- Chóng mặt.

Phép trị: kiện tỳ lợi thấp, bình can hóa đàm.

Bài thuốc: Thanh tiêu ẩm (gồm: phan tả diệp 12g, thảo quyết minh 15g, trạch tả 15g, ý dĩ 15g, bạch linh 15g, phòng kỷ 15g, bạch truật 12g, trần bì 10g)

Thể vị nhiệt, trường táo

- Thể trạng béo mập.

- Ăn nhiều mau đói.

- Khát nước hay uống.

- Chóng mặt, mắt đỏ.

- Đại tiện táo kết.

Phép trị: thanh vị thông phủ, mát huyết hòa trường.

Bài thuốc: Thanh thông ẩm (gồm: hoàng liên 10g, phan tả diệp 10g, đại hoàng 10g, sinh địa 10g, hạ khô thảo 12g, thảo quyết minh 12g).

Thể can thận âm hư

- Thể trạng béo mập.

- Chân tay thủng trướng, yếu sức.

- Chóng mặt hoa mắt.

- Ù tai, lưng mỏi.

- Chất lưỡi ứ tối.

- Mạch huyền hoạt.

Phép trị: tư bổ can thận, hoạt huyết, hóa ứ, kiêm trừ thấp trọc.

Bài thuốc: Triệu thị trừ chi giáng ứ ẩm (gồm: câu kỷ tử 12g, hà thủ ô 12g, đan sâm 30g, uất kim 10g, phục linh 20g, thảo quyết minh 15g, sơn tra 15g, trạch tả 15g).

Một số lưu ý trong điều trị béo phì

Điều trị phải lâu dài, đạt được sự giảm cân, không cần nhanh và nhiều mà phải đáp ứng được với sức khỏe và nhu cầu của bệnh nhân, mục tiêu là đạt được cân nặng hợp lý.

Cần cố định trọng lượng mong muốn, có thể khác với trọng lượng lý tưởng và tốc độ phải đạt được trọng lượng này.

Nên phối hợp nhiều phương pháp: giảm cung cấp calo, áp dụng các bài tập thể lực, điều trị nội khoa, đôi khi cần phải điều trị bằng phẫu thuật đối với một số trường hợp đặc biệt. Các phương pháp tùy thuộc vào bản chất béo phì, các yếu tố nguy cơ phối hợp và yêu cầu.

Khi chỉ định điều trị dùng thuốc bắt buộc phải thật thận trọng trước các bệnh nhân béo phì đã lâu, ổn định, không biến chứng cũng không có yếu tố nguy cơ, không tiền sử gia đình về chuyển hóa.

Chỉ định điều trị khẩn cấp khi có tăng huyết áp, suy tim, suy hô hấp, trầm cảm hoặc khi có những xung đột cảm xúc cấp tính.

Cần theo dõi đều đặn khi điều trị (thường là mỗi tháng) để có thể điều chỉnh điều trị.

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ / Theo sk&đs

What's your reaction?

Facebook Conversations