menu
Tác dụng chữa bệnh của Dứa thơm hay còn gọi là lá dứa, lá nếp có tên khoa học Pandanus amaryllifolius Roxb. (P. odorus Ridl.)
Tác dụng chữa bệnh của Dứa thơm hay còn gọi là lá dứa, lá nếp có tên khoa học Pandanus amaryllifolius Roxb. (P. odorus Ridl.)
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Công dụng của Cây Dứa Thơm có Lá dùng trong việc nấu nướng, ví dụ như cho vào cơm, bánh gạo cho thơm; còn dùng nhuộm hồ cho có màu xanh Chlorophylle. Lá dùng phối hợp với một số vị thuốc khác, nấu nước xông giúp cho các bà mẹ mới sinh con thêm sức khoẻ và có da dẻ hồng hào.

Thông tin đặc điểm nhận biết Cây lá dứa, Dứa Thơm

Lá dứa tên gọi khác là lá nếp thơm, dứa thơm, tên khoa học là Pandanus amaryllifolia roxb. Họ dứa dại.

Cây mọc thành bụi, bụi có thể cao đến 1m, lá có màu xanh lục, lá cây hình dài, hẹp, trông tựa như lưỡi gươm.

Cần phân biệt lá dứa thân thảo với cây (khóm) dứa có hình răng cưa. Trong khi cây khóm dứa cho quả có lớp vỏ sần sùi, nhiều mắt, lá có gai thì cây dứa thơm chỉ ra lá mỏng, mép lá không có răng cưa. Cây lá dứa có mùi thơm đặc trưng, tự như hương cốm nếp.

Lá dứa có thể dùng khô hoặc dùng tươi. Nếu dùng tươi sẽ rửa sạch chế biến trực tiếp. Nếu dùng khô sẽ rửa sạch, phơi nắng cho khô, bảo quản ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo.

Theo đông y, lá dứa tính ôn, mùi thơm, vị hơi nhạt. Quy kinh can, tỳ, thận. Tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, khu phong thấp, tăng tân dịch, an thần, chỉ thống.

Dứa thơm hay còn gọi là lá dứa, lá nếp (phân biệt với thơm (cây cho quả giả ăn được, có nhiều mắt)) (Tên khoa học: Pandanus amaryllifolius) là loài thực vật thân thảo miền nhiệt đới dùng làm gia vị trong ẩm thực Đông nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Mã Lai Á, Nam Dương và Philippines, nhất là trong những món quà ngọt tráng miệng.

Lá cây dứa thơm hình dài, hẹp và thẳng như lưỡi gươm tụm lại ở gốc như nan quạt. Lá dứa được dùng ở dạng tươi hoặc đông lạnh. Mùi thơm đặc trưng của nó là do hợp chất thơm 2-Acetyl-1-pyrroline, có thể được ướp thơm cho các loại lúa gạo và lúa mì trong ẩm thực.

Những Bài thuốc hay từ cây dứa thơm, cây lá dứa, lá dứa

Những Bài thuốc hay từ cây dứa thơm, cây lá dứa, lá dứa Dứa thơm - Pandanus amaryllifolius Roxb. (P. odorus Ridl.), thuộc họ Dứa dại - Pandanaceae.

1. Trị bệnh viêm khớp sưng đau: 

  • Dùng 3 lá dứa tươi rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ. Đun nóng 1 bát con dầu dừa trên lửa nhỏ liu riu cho lá dứa vào khuấy đều tay, để cho nguội bớt, độ nóng vừa phải, tránh bỏng. Đắp lá dứa vào vùng khớp sưng đau khoảng 15 phút. Đắp ngày 1 lần, trong 10 ngày sẽ có hiệu quả.

2. Ổn định lượng đường trong máu, phòng chống bệnh đái tháo đường: 

  • Lá dứa rửa sạch, phơi khô, ngày dùng 10 lá đun cùng 2,5 lít nước cho đến khi còn 2 lít, chia 3 phần, trước mỗi bữa ăn uống 1 phần, dùng trong 7-10 ngày.

3. Giải cảm sốt, trị phong hàn: 

  • Chuẩn bị 1 nắm lá dứa tươi (khoảng 10 lá) rửa sạch, đun cùng khoảng 2 lít nước sau khi sôi đổ ra chậu để nguội bớt, dùng nước lá dứa xông hơi toàn thân trong khoảng 20 phút, ngày 1 lần, trong 5-7 ngày.

4. Thanh nhiệt cơ thể, giải nhiệt, lợi tiểu: 

  • Dùng cho người bị nóng sốt, nóng trong, mụn nhọt, bí tiểu, giải độc tố tích tụ trong cơ thể.

Cách làm nước lá dứa uống: Lá dứa (10 lá tươi), rửa sạch, cắt thành đoạn nhỏ. Xay nhuyễn với 1 lít nước lọc, sau đó lọc lấy nước cốt, bỏ bã. Cho vào nồi đun cùng lượng nước theo nhu cầu sử dụng, nhưng chú ý không nên làm loãng quá, cho thêm đường phèn quấy đều. Khi nước lá dứa nguội bớt, cho ra cốc uống. Chia ngày 02 lần sáng chiều.

5. Điều trị gàu: 

  • Rửa 7 lá dứa thơm, thêm một ít nước vào rồi giã nát, chắt lấy nước cốt và thoa lên da đầu. Sau 30 phút gội sạch đầu với nước sạch.

6. Điều trị đau nhức răng, viêm nướu răng: 

  • Lấy 1 lá dứa tươi, cắt thành từng đoạn, ngâm trong nước muối pha loãng. Sau đó nhai sống trực tiếp lá dứa, ngậm nước chiết từ lá dứa giảm viêm nướu.

7. Giảm cảm giác lo lắng, bồi bổ thần kinh, giúp ngủ ngon: 

  • Dùng 3 lá dứa tươi rửa sạch, cắt nhỏ, sắc với 7 bát nước còn 2 bát, uống vào buổi trưa, khi nước lá còn ấm. Dùng trong 15-20 ngày liên tục.

Lưu ý khi dùng lá dứa

Lưu ý khi dùng lá dứa Dứa thơm hay còn gọi là lá dứa, lá nếp (phân biệt với thơm (cây cho quả giả ăn được, có nhiều mắt)) (Tên khoa học: Pandanus amaryllifolius) là loài thực vật thân thảo miền nhiệt đới dùng làm gia vị trong ẩm thực Đông nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Mã Lai Á, Nam Dương và Philippines, nhất là trong những món quà ngọt tráng miệng.
  • Dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ vì sử dụng lượng lớn lá dứa trong thời gian dài có thể gây hạ đường huyết.
  • Khi sử dụng trực tiếp lá dứa tươi phải rửa sạch nhiều lần với nước và ngâm nước muối.
  • Người bị tăng huyết áp, suy thận, lao phổi cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá dứa.
  • Những bài thuốc từ lá dứa chỉ để hỗ trợ, không thể thay thế thuốc chữa bệnh nên người bệnh vẫn phải kết hợp phác đồ điều trị...

What's your reaction?

Facebook Conversations