menu
Thông tin nghiên cứu Dược liệu Gấc
Thông tin nghiên cứu Dược liệu Gấc
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Gấc (Tên khoa học: Momordica cochinchinensis), là một loại trái cây khu vực Đông Nam Á, được tìm thấy trên khắp các khu vực từ miền Nam Trung Quốc đến Đông Bắc Úc, bao gồm Thái Lan, Lào, Myanmar, Campuchia và Việt Nam. Quả của nó được sử dụng trong ẩm thực lẫn trong y học. Rất nhiều những thông tin nghiên cứ khoa học mới về cây gấc, quả gấc tại Việt Nam và một số nước khác.

1. Hình ảnh cây Gấc

Hình ảnh cây Gấc

2. NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI HÀM LƯỢNG LYCOPEN VÀ BETA-CAROTEN TRONG QUẢ GẤC SAU KHI THU HOẠCH

Apinya Bhumsaidon, Montip Chamchong

Agriculture and Natural Resources, 50 (4), 257-263 (2016)

Quá trình nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng lycopen và beta-caroten trong quả gấc sau khi thu hoạch của 3 yếu tố khác nhau gồm: thời gian thu hoạch và bảo quản, phương pháp chuẩn bị mẫu trước khi chiết xuất. Kết quả thu được cho thấy, sau khi thu hoạch và bảo quản ở nhiệt độ 260C (±10C) và 24±1% RH trong khoảng 15 ngày thì hàm lượng lycopen trong 3 mẫu quả gấc (mẫu thu ở giai đoạn vỡ màu-M1; mẫu thu ở giai đoạn chín trung bình-M2; mẫu thu ở giai đoạn hoàn toàn chín-M3) trồng ở Thái Lan lần lượt là: 0,11-8,99 mg/100g quả tươi (M1); 3,88-22,94 mg/100 g quả tươi (M2); 18,95-50,11 mg/100 g quả tươi (M3). Trong khi đó, hàm lượng β-caroten nằm trong khoảng 0,002-4,82 mg/100 g quả tươi (M1); 0,31-13,59 mg/100 g quả tươi (M2); 22,68-39,16 mg/100 quả tươi (M3). Kết quả khảo sát ảnh hưởng điều kiện chuẩn bị mẫu cho thấy cả hai phương pháp chuẩn bị mẫu trước khi chiết xuất bằng kỹ thuật trộn (WBM) và nghiền bi (BMM) đều ảnh hưởng không đáng kể đến hàm lượng lycopen và beta-caroten trong quả gấc (p> 0,05). Quả gấc thu ở giai đoạn chín hoàn toàn sau 6 ngày bảo quản cung cấp hàm lượng lycopen cao nhất đạt 50,11± 1,59 mg/100 g quả tươi, trong khi  hàm lượng β-caroten được xác định đạt cao nhất trong mẫu quả chín hoàn toàn sau 15 ngày lưu trữ hoặc khi quả gấc đã bị hỏng. Phương pháp định lượng lycopene và beta-caroten trong quả gấc dùng trong nghiên cứu này là phương pháp UV-VIS. Nếu bỏ qua yếu tố mức độ chín khi thu hoạch, các phương trình biểu diễn giữa nồng độ lycopene, beta-caroten trong màng hạt gấc có hệ số tương quan lần lượt là 0,77 và 0,89 với sai số chuẩn ước lượng lần lượt là 16,09 và 6,39.

N.T.H.Ly/N.T.Nga

3. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN CHIẾT XUẤT ĐẾN HIỆU SUẤT CHIẾT CAROTENOID, NHÓM CHẤT PHENOLIC VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG OXY HÓA CỦA CAO CHIẾT TỪ VỎ QUẢ GẤC

Hoang V. Chuyen, Xuan T. Tran, Minh H. Nguyen, Paul D. Roach, Sophie E. Parks, and John B. Golding

Journal of Advanced Agricultural Technologies, 2017, 4(1):87-91

Quả gấc (Momordica conchinchinensis Spreng.) là một loại quả rất giàu các hợp chất có hoạt tính sinh học, đáng kể đến là các hợp chất carotenoid. Cho đến nay, mới chỉ có hạt quả gấc (gồm cả phần màng hạt) là được quan tâm và chế biến, vỏ quả bị loại mặc dù có hàm lượng carotenoid và phenolic tương đối cao. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát ảnh hưởng của loại dung môi, tỷ lệ dung mô/nguyên liệu chiết, thời gian chiết xuất, nhiệt độ chiết xuất sao cho hiệu suất chiết carotenoid, phenolic và khả năng chống oxy hóa trong sản phẩm chiết xuất từ vỏ gấc là tối ưu. Cao chiết bằng dung môi ethyl acetat cho hiệu quả chiết carotenoid, phenolic và khả năng chống oxy hóa cao nhất. Hàm lượng carotenoid và hoạt tính chống oxy hóa đạt tối ưu sau khi chiết trong khoảng thời gian 2 giờ với tỷ lệ dung môi chiết/nguyên liệu là 20:1 (ml/g). Hàm lượng phenolic đạt tối ưu sau khi chiết trong khoảng thời gian 2,5 giờ. Điều kiện về nhiệt độ chiết tối ưu xác định được là 500C. Với các điều kiện chiết xuất khảo sát được, cao chiết từ vỏ Gấc thu được cho hàm lượng carotenoid, phenolic và khả năng chống oxy hóa là tối ưu.

N.T.H.Ly

4. NGHIÊN CỨU SO SÁNH HÀM LƯỢNG CAROTENOID TRONG MOMORDICA COCHINCHINENSI (HỌ BẦU BÍ) ĐƯỢC THU HÁI TẠI AUSTRALIA, THÁI LAN VÀ VIỆT NAM

Dilani Wimalasiri, Robert Brkljača, Terrence J. Piva

Journal of Food Science and Technology, 54(9):2814-2824 (2017)

Momordica cochinchinensi (họ Bầu bí) là nguồn cung cấp lycopen và β-caroten lớn nhất trong tất cả những loài cây trái đã biết, tuy nhiên sự ảnh hưởng các các yếu tố như vùng thu hái, giống và môi trường đến hàm lượng carotenoid trong cây thì chưa được nghiên cứu. Nghiên cứu này đã phân tích hàm lượng carotenoid của 44 mẫu M. cochinchinensisđược thu hái tại Australia, Thái Lan và Việt Nam, sử dụng phương pháp HPLC, quang phổ UV-Vis và được so sánh với phương pháp so màu. Hàm lượng lycopen cao nhất được tìm thấy trong các mẫu thu hái tại Hà Nội – Miền Bắc Việt Nam (7,76 mg/g), tỉnh Lâm Hà (6,45 mg/g) và Lâm Đồng (6,64 mg/g) – thuộc Miền Trung Việt Nam. Hàm lượng β-caroten cao nhất được tìm thấy trong 1 mẫu của Nam Định – thuộc Miền Bắc Việt Nam (9,60 mg/g), trong khi 1 giống gấc tại Hòa Bình – Miền Bắc Việt Nam có hàm lượng cả lycopen (5,17 mg/g) và β-caroten (5,66 mg/g) đều khá cao. Hàm lượng lycopen trong các mẫu được thu hái từ những vùng có nhiệt độ thấp (<14oC) tương đối cao hơn các vùng khác. Trong khi đó, β-caroten có hàm lượng cao nhất tại vùng có nhiệt độ từ khoảng 27oC tới 33oC. Việc cải tạo giống cây trồng nhằm nâng cao hàm lượng lycopen và β-caroten cần yêu cầu những phương pháp định lượng nhanh, chính xác. Cả 3 phương pháp phân tích được sử dụng đã được chấp nhận để định lượng lycopen. Giá trị màu thay đổi (a*/b*) thể hiện mối quan hệ tuyến tính nhiều hơn đối với lycopene đã cho thấy rằng phương pháp đo màu có khả năng phát triển nhằm lựa chọn những trái cây giàu lycopene.

Đ.N.T.Đạt/N.T.Hương

5. ĐỊNH LƯỢNG NHANH LYCOPENE VÀ β -CAROTEN TRONG GẤC (MOMORDICA COCHINCHINENSIS (LOUR.) SPRENG.)

P.Wihong, Patcharin Songsri, Bhalang Suriharn

Pakistan Journal of Botany, 49(2): 493-497, 2017

Một phương pháp đo quang đơn giản đã được phát triển để phân tích hàm lượng lycopen, β-caroten và carotenoid tổng số trong gấc. Lycopen, β-caroten và carotenoid tổng số được chiết từ các mẫu màng hạt gấc bằng 3 phương pháp chiết tăng cường dung môi. Phần nổi phía trên của các mẫu chiết sau đó được dùng để phân tích hàm lượng carotenoids bằng việc sử dụng đo quang phổ ở các bước sóng 450, 470 và 502 nm. Phương pháp đề xuất đã được thẩm định bằng các thông số bao gồm: tính chính xác, sự đơn giản và hiệu quả. Phương pháp được áp dụng để xác định lycopen, β-caroten và carotenoid tổng số trong 43 kiểu gen gấc. Trên tất cả các kiểu gen, lycopen, β-caroten và carotenoid tổng số được xác định bằng phương pháp đo quang không có sự khác biệt đáng kể so với việc sử dụng phương pháp HPLC. Một kiểu gen gấc có hàm lượng lycopen, β-caroten và carotenoid tổng số cao được xác nhận bằng phương pháp HPLC, và nó cũng cho kết quả tương tự khi sử dụng phương pháp đo quang. Hệ số tương quan cao nhất được ghi nhận giữa phương pháp HPLC và đo quang III là: lycopen (r = 0.94; p≤0.01), β- caroten (r = 0.92; p≤0.01) and carotenoid tổng số (r = 0.93; p≤0.01). Các kết quả đã chỉ ra rằng phương pháp đo quang hiện nay có thể được sử dụng là giải pháp thay thế cho phân tích sắc ký để xác định hàm lượng lycopen, β-caroten và carotenoid tổng số trong gấc. Phương pháp này là đáng tin cậy, nhanh chóng, không tốn kém và có thể được dùng để theo dõi 1 số lượng lớn các mẫu trong chương trình nhân giống gấc.

Đ.N.T.Đạt

6. CHIẾT XUẤT DẦU ARIL TỪ GẤC (MOMORDICA COCHINCHINENSIS SPRENG.) BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT CO2 SIÊU TỚI HẠN

Suthida Akkarachaneeyakorn, Apinya Boonrattanakom, Pornchanok Pukpin, Samaporn Rattanawaraha,

Nakarin Mattaweewong

 Journal of Food Processing and Preservation, 41 (5), 2016.

Mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra điều kiện phù hợp và phương trình toán học để mô tả hiệu quả của quá trình chiết xuất dầu gấc từ quả Gấc bằng phương pháp chiết CO2 siêu tới hạn, thông qua  hàm lượng các hoạt chất  β-caroten, lycopen, chỉ số iốt, độ acid và peroxide trong dầu gấc. Thực nghiệm được thiết kế theo mô hình phức hợp trung tâm (CCD) với hai nhân tố là nhiệt độ (31, 35, 45, 55, and 600C) và áp suất (130, 150, 200, 250 và 271 bar).  Kết quả hiệu suất chiết đạt 80-100% với điều kiện tối ưu nhiệt độ chiết là 50-600C và  áp suất 200–250 bar. Trong 100 g dầu gấc có chứa 30–50 mg β-caroten, 10–20 mg lycopen, 60-80% iốt, 0-4 mg KOH. So sánh hiệu  suất chiết dầu, hàm lượng β caroten, lycopen,  iốt,  độ acid thì có sự chênh lệch (% D) <10% giữa các giá trị thực nghiệm và các giá trị dự đoán từ mô hình toán học ở 550C và 220 bar, điều này chỉ ra rằng mô hình toán học phù hợp để dự đoán được hiệu suất chiết và hàm lượng β caroten, lycopen,  iốt, độ acid . Hơn nữa, khi áp suất tăng, hiệu suất chiết cũng tăng. Tại áp suất 150-200 bar, khi nhiệt độ tăng thì hiệu suất chiết giảm. Sự tăng nhiệt độ và áp suất này giúp cho hàm lượng β-caroten và lycopen trong dầu gấc cũng tăng theo.

H.T.Tuyết

7. TÁC DỤNG CHỐNG OXI HÓA VÀ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA DỊCH CHIẾT VỎ HẠT GẤC (MOMORDICA COCHINCHINENSIS SPRENG.)

TRÊN CHUỘT ĐƯỢC GÂY TĂNG ĐƯỜNG HUYÊT BỞI MÔ HÌNH TỔN THƯƠNG SẢN SINH INSULIN BẰNG STREPTOCOZIN (STZ)

Apichakan Sampannang; Supatcharee Arun; Wannisa Sukhorum; Jaturon Burawat; Somsak Nualkaew; Chanwit Maneenin; Bungorn Sripanidkulchai & Sitthichai Iamsaard

Int. J. Morphol., 35(2):667-675, 2017

Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích khảo sát ảnh hưởng của dịch chiết vỏ hạt gấc (GA) lên hệ thống sinh sản của chuột đực bị gây tăng đường huyết (HG) bởi streptocozin (STZ). Vỏ hạt gấc được chiết xuất bằng nước cất và đánh giá tác dụng chống oxi hóa in vitro. Chuột nhắt đực được chia thành 7 nhóm, nhóm 1: chứng; nhóm 2: nước cất; nhóm 3: GA 1000 mg/kg; nhóm 4: HG; nhóm 5: HG + glibenclamide; nhóm 6,7:HG + GA 500 và 1000 mg/kg tương ứng (7 con chuột/nhóm). Trong nhóm HG, chuột được gây tăng đường huyết bằng STZ liều đơn (150 mg/kg ). Những con chuột này được điều trị trong 35 ngày liên tiếp. So sánh các nhóm chuột về các chỉ tiêu: nồng độ glucose trong máu, trọng lượng, mô bệnh học của các cơ quan sinh sản, nồng độ tinh trùng bao gồm các mẫu protein phosphoryl tyrosin tinh hoàn bằng xét nghiệm miễn dịch Immuno-Western blotting. Kết quả cho thấy, GA có tác dụng chống oxi hóa, làm giảm đáng kể nồng độ glucose máu và làm tăng nồng độ tinh trùng ở chuột HG. Hơn nữa, GA còn thay đổi mật độ của protein 70 kDa trong tinh hoàn. Như vậy, dịch chiết GA có thể cải thiện tình trạng tăng đường huyết và tổn thương về sinh sản ở chuột nhắt đực do STZ gây ra.

Lê Ngọc Duy

8. TÁC DỤNG CHỐNG OXI HÓA CỦA HẠT GẤC (MOMORDICA COCHINCHINENSIS) TRÊN TẾ BÀO UNG THƯ PHỔI CỦA NGƯỜI VÀ PHÂN LẬP MỘT SỐ THÀNH PHẦN CHÍNH

Jae Sik Yu, Hyun-Soo Roh, Seul Lee, Kiwon Jung, Kwan-Hyuck Baek, Ki Hyun Kim

Revista Brasileira de Farmacognosia, vol.27 no.3 Curitiba May/June 2017

Gấc có tên khoa học là Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng., thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae), là một loại quả dùng làm thực phẩm của người Nam Á và cũng được sử dụng trong y học cổ truyền. Những nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng hạt gấc (Momordicae Semen) có rất nhiều tác dụng sinh học như chống oxi hóa, chống loét và chất chuyển hóa của nó có tiềm năng chống ung thư như các triterpenoid và saponin. Tuy nhiên, hoạt tính chống ung thư của loài cây này vẫn chưa được nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, chúng tôi phát hiện ra dịch chiết ethanol của hạt gấc làm giảm sự tăng sinh tế bào trên 4 dòng tế bào ung thư phổi ở người: A549, H1264, H1299 và Calu-6. Nghiên cứu thành phần hóa học dịch chiết ethanol đã phân lập và xác định cấu trúc 2 hợp chất saponin chính là gypsogenin 3-O-β-d-galactopyranosyl(1 → 2)-[α-l-rhamnopyranosyl(1 → 3)]-β-d-glucuronopyranosid (1) và quillaic acid 3-O-β-d-galactopyranosyl(1 → 2)-[α-l-rhamnopyranosyl(1 → 3)]-β-d-glucuronopyranosid (2). Những hợp chất này (1 và 2) làm giảm sự tăng sinh tế bào ở tất cả các dòng tế bào ung thư phổi trên. Ngoài ra, chúng còn làm giảm sự phát triển tế bào màng trong ung thư phổi nguyên phát. Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy hạt gấc có hoạt tính chống tăng sinh tế bào ung thư phổi cũng như tác dụng trên mạch máu với tế bào màng trong phổi.

Lê Ngọc Duy

9. TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM CỦA CÁC SAPONIN TRITERPENOID PHÂN LẬP TỪ HẠT GẤC (MOMORDICA COCHINCHINENSIS) TRÊN ĐCH Src/syk

Jae Sik Yu, Jun Ho Kim, Seulah Lee, Kiwon Jung, Ki Hyun Kim, Jae Youl Cho

The American Journal of Chinese Medicine, 2017;45(3):459-473Gấc hay còn gọi là dưa đỏ có tên khoa học là Momordica cochinchinensis Spreng., thuộc Họ Bí - Cucurbitaceae, là trái cây có giá trị dinh dưỡng và làm thuốc ở Đông Nam Á. Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng hạt gấc để trị nhọt, đau thấp khớp, co thắt cơ, trĩ và u mạch máu. Nghiên cứu này đã khảo sát thành phần hóa học dịch chiết ethanol của hạt gấc, phân lập 3 saponin triterpenoid (1-3) và thử tác dụng chống viêm của các hợp chất này. Kết quả cho thấy, momordica saponin I (hợp chất 3) làm giảm sản xuất oxit nitric (NO) trong tế bào RAW264.7 bị kích hoạt bằng LPS mà không gây độc tế bào. Momordica saponin I làm giảm nồng độ mRNA của iNOS và cyclooxygenase (COX) -2 đồng thời ức chế đáng kể sự dịch chuyển p65 và p50 (tiểu đơn vị của yếu tố phiên mã NF- κB) vào hạt nhân. Hơn nữa, mức phosphoryl hoá các protein báo hiệu viêm (IκBα, Src và Syk) đã giảm khi điều trị bằng momordica saponin I. Các mục tiêu phân tử của momordica saponin I đã được xác định trong thí nghiệm biểu hiện quá mức và thông qua phân tích miễn dịch Src và Syk. Nghiên cứu này đã chứng minh momordica saponin I có thể điều trị hiệu quả các bệnh viêm và có thể là một tác nhân điều hòa miễn dịch sinh học có tính chống viêm.

Nguyễn Thị Hằng

10. HAI TRITERPENOID KHUNG OLEAN MỚI PHÂN LẬP TỪ DỊCH CHIẾT SAPONIN ĐÃ METHANOL PHÂN CỦA GẤC (MOMORDICA COCHINCHINENSIS)

Fan R, Cheng RR, Zhu HT, Wang D, Yang CR, Xua M, Zhang YJ.

Natural Product Communications, 2016, 11(6):725-8 Hai saponin triterpenoid khung olean mới (1 và 2) cùng với 16 hợp chất đã biết (3-18) được phân lập từ saponin tổng số đã methanol phân của hạt cây gấc (Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng.). Cấu trúc của chúng được xác định dựa trên phổ NMR 1 chiều và 2 chiều, phổ khối, methanol phân và phân tích LC-MS. Tất cả các chất phân lập được thử tác dụng gây độc tế bào trên 5 dòng tế bào ung thư ở người (HL-60, SMMC-7721, PANC-1, A-549, và SW-480) và tác dụng hấp thu glucose. Kết quả, hợp chất 6 có tác dụng gây độc trên dòng tế bào HL-60 với giá trị IC50 là 18,1 μM, còn hợp chất 10 có tác dụng gây độc tế bào đối với các dòng tế bào SMMC-7721 và A-549, với giá trị IC50 lần lượt là 34,4 và 32,8 μM. Ngoài ra, hợp chất mới 2 cho thấy tác dụng hấp thu glucose với lượng glucose tiêu thụ là 0,29 μM ở nồng độ 10 μM.

Nguyễn Thị Hằng

11. THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA CỦA CÁC PHẦN KHÁC NHAU CỦA QUẢ GẤC THÁI (MOMORDICA COCHINCHINENSIS SPRENG.)

Jittawan Kubola, Sirithon Siriamornpun

Food chemistry, 127(3), 1138-1145, 2011

Tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học (lycopen, beta-caroten, lutein và các hợp chất phenolic) và tác dụng chống oxy hóa của ba phần của quả Gấc (vỏ quả, thịt và màng hạt). Kết quả cho thấy phần màng hạt có chứa hàm lượng lycopen và beta-caroten cao nhất, trong khi phần vỏ quả chứa hàm lượng lutein cao nhất. Hai nhóm acid phenolic chính đã được phát hiện và định lượng là acid  hydroxybenzoic và hydroxycinnamic. Acid gallic và acid p-hydroxybenzoic được tìm thấy ở cả ba phần. Acid ferulic và acid p-hydroxybenzoic được tìm thấy nhiều nhất trong phần thịt quả. Myricetin là flavonoid duy nhất được tìm thấy ở tất cả các phần. Apigenin là flavonoid có hàm lượng cao nhất trong phần thịt quả, trong khi đó rutin và luteolin cho hàm lượng cao nhất trong phần màng gấc. Đánh giá khả năng chống oxy hóa cho thấy dịch chiết của mỗi phần thể hiện tác dụng chống oxy hóa khác nhau. Phần dịch chiết màng gấc cho giá trị FRAP cao nhất. Khả năng chống oxy hóa của dịch chiết vỏ và thịt gấc lớn nhất khi quả gấc chưa chín, trong khi dịch chiết từ hạt tăng lên khi quả bắt đầu chín cho đến khi chín muồi. Hàm lượng acid phenolic và flavonid tổng số trong vỏ và thịt gấc giảm dần theo giai đoạn chín của quả (chưa chín > chín), và tác dụng chống oxy hóa cũng giảm theo trừ phần hạt.

Nguyễn Đình Quân

12. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN VI SÓNG ĐẾN HIỆU SUẤT CHIẾT DẦU GẤC VÀ HÀM LƯỢNG β -CAROTEN VÀ LYCOPEN

Tuyen C. Kha, Minh H. Nguyen, Paul D. Roach, Costas E. Stathopoulos

Journal of Food Engineering, 117(4), 486-491.

Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện chiết xuất dầu gấc như cường độ vi sóng, thời gian vi sóng, thời gian hấp và áp suất thủy tĩnh. Kết quả cho thấy, hiệu suất chiết dầu gấc cũng như hàm lượng  β-caroten và lycopen có thể tăng lên trong các điều kiện chiết xuất thích hợp. Khi xử lý mẫu, sấy khô bằng vi sóng cho thấy tốt hơn so với sấy khô bằng không khí. Độ ẩm sau khi sấy và hấp khoảng từ 8% đến 11 % là tốt nhất trước khi tiến hành ép dầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, điều kiện cho hiệt suất cao nhất khi tiến hành chiết dầu gấc từ 900 g mẫu là cường độ vi sóng 630W, thời gian vi sóng 65 phút, thời gian hấp là 20 phút và áp suất thủy tĩnh là 170 kg/cm2. Trong điều kiện như trên, hiệu suất chiết đạt tới 93% và dầu gấc chiết được chứa hàm lượng β-caroten và lycopen cao nhất lần lượt là 140 và 414 mg/ 100 ml.

Nguyễn Đình Quân/Lê Xuân Thảo

What's your reaction?

Facebook Conversations