menu
Tiềm năng xây dựng Vườn cây thuốc quốc gia tại Đồng Nai
Temu

Cách kiếm thu nhập thụ động

Tiềm năng xây dựng Vườn cây thuốc quốc gia tại Đồng Nai

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cách kiếm thu nhập thụ động

Thực hiện nhiệm vụ đầu mối xây dựng và triển khai kế hoạch xác định hệ thống vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc quốc gia, nhiều năm qua, Viện Dược liệu (Bộ Y tế) đã rà soát, đánh giá và xác định một số địa điểm có tiềm năng để lựa chọn xây dựng vườn đại diện cho các vùng sinh thái trọng điểm, trong đó các nhà khoa học đánh giá Đồng Nai là nơi có tiềm năng để đầu tư, phát triển thành vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc quốc gia đại diện cho vùng Nam Bộ.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thanh Huyền, Trưởng khoa Tài nguyên dược liệu (Viện Dược liệu) cho biết, Đồng Nai có quỹ đất phong phú, phì nhiêu, các loại đất khá đại diện cho các loại đất trong vùng và phù hợp các cây công nghiệp, lương thực và dược liệu. Khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt độ cao, có hai mùa rõ rệt là những đặc điểm tương đối đặc trưng của các tỉnh vùng Nam Bộ. Đồng Nai là một trong số ít địa phương còn giữ được diện tích rừng tự nhiên rộng lớn, với hơn 150.000 ha rừng liền mạch, được các tổ chức khoa học trong nước, ngoài nước đánh giá là khu vực quan trọng và rất tiềm năng về giá trị tài nguyên đa dạng sinh học. Trong đó, Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai (BTTNVH) ở huyện Vĩnh Cửu, có diện tích đủ lớn (100.571,9 ha) để xây dựng Vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc quốc gia. Khu BTTNVH Đồng Nai được thành lập từ năm 2004, có nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị đa dạng sinh học đặc trưng của vùng rừng miền Nam Bộ, đã được đầu tư xây dựng và quy hoạch thuận lợi để triển khai các hoạt động bảo tồn nguồn gien, do đó, có triển vọng để bảo tồn nguyên vị và bảo tồn chuyển chỗ các loài cây thuốc. Theo lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai, nếu Vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc quốc gia được xây dựng tại đây sẽ tạo thành quần thể có tiềm năng khai thác phục vụ các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học gắn với du lịch sinh thái vì ở đây có nhiều địa điểm có ý nghĩa lịch sử và du lịch của vùng như: Khu Di tích lịch sử chiến khu D, Trung tâm sinh thái Văn hóa - Lịch sử chiến khu D, hồ Trị An…

Bên cạnh đó, thành phần loài cây thuốc của tỉnh Đồng Nai rất phong phú, đa dạng. Mặc dù chưa có những điều tra tổng thể về thành phần loài thực vật, nhưng riêng tại Khu BTTNVH Đồng Nai đã ghi nhận được 1.552 loài thực vật, trong đó có nhiều loài đặc hữu, quý, hiếm với nhiều giá trị khác nhau. Nhiều năm qua, để có cơ sở khoa học lựa chọn địa điểm xây dựng Vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc quốc gia, UBND tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt cho Trung tâm Sâm và Dược liệu TP Hồ Chí Minh (Viện Dược liệu) thực hiện đề tài “Đánh giá tiềm năng và thực trạng nguồn tài nguyên dược liệu (cây thuốc) ở Khu BTTNVH Đồng Nai” (từ năm 2010 đến 2013). Kết quả điều tra ghi nhận 905 loài cây thuốc với 11 nhóm công dụng khác nhau; phát hiện và bổ sung 151 loài chưa có tên trong danh mục thực vật của Khu BTTNVH Đồng Nai; ghi nhận sáu loài cây thuốc đặc hữu cần được ưu tiên bảo tồn. Năm 2017, Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt cho Viện Dược liệu chủ trì thực hiện đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu bảo tồn nguồn gien cây thuốc đặc hữu, quý, hiếm của vùng Đông Nam Bộ tại Khu BTTNVH Đồng Nai”. Qua hơn hai năm thực hiện, đến nay, các nhà khoa học đã xác định được 53 loài thuộc diện quý hiếm cần bảo vệ và có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) cần bảo tồn; xây dựng danh mục 264 loài thuộc diện đặc hữu, quý, hiếm và có giá trị kinh tế cần thu thập tại vùng Đông Nam Bộ; thu thập hơn 501 nguồn gien cây thuốc, trong đó có 312 nguồn gien cây thuốc đặc hữu, quý, hiếm, có giá trị kinh tế.

Thời gian qua, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai rất quan tâm vấn đề xây dựng Vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc quốc gia. Sau khi có quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu của Việt Nam, năm 2014, UBND tỉnh Đồng Nai đã đề xuất với Bộ Y tế về việc xây dựng vườn bảo tồn cây thuốc ở địa phương. Từ đó đến nay, lãnh đạo Đảng, chính quyền và các đơn vị có liên quan trong tỉnh vẫn quyết tâm xây dựng vườn cây thuốc đại diện cho vùng Đông Nam Bộ nói riêng và vùng Nam Bộ nói chung. Tháng 3 vừa qua, Bộ Y tế đã làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về kế hoạch xây dựng Vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc quốc gia. Tại cuộc làm việc, Bộ Y tế và UBND tỉnh Đồng Nai đã thống nhất giao Viện Dược liệu phối hợp Khu BTTNVH Đồng Nai xây dựng dự án tiền khả thi “Xây dựng Vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc quốc gia đại diện vùng Nam Bộ tại Khu BTTNVH Đồng Nai” và báo cáo Bộ Y tế, UBND tỉnh Đồng Nai để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

PGS,TSKH Nguyễn Minh Khởi, Viện trưởng Dược liệu cho biết, để tiếp tục triển khai công tác xây dựng Vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc quốc gia, tỉnh Đồng Nai cần tiếp tục quan tâm và tăng cường công tác phát triển dược liệu, ưu tiên đầu tư về nguồn lực, tài chính và chính sách đặc thù ở địa phương. Bộ Y tế cần quan tâm phê duyệt các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho các đơn vị đi đầu và trực tiếp tham gia triển khai xây dựng Vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc quốc gia, hỗ trợ và đầu tư kinh phí cho các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gien cây thuốc nhằm xây dựng thành công hệ thống vườn cây thuốc quốc gia ở Việt Nam.

(Nguồn tin: Thu Hiền - Báo Nhân dân)

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

What's your reaction?

Facebook Conversations