views
Mới đây, ca phẫu thuật điện-hóa-trị-liệu đầu tiên đã được thực hiện tại bệnh viện Tenon ở Paris. Tại đây, nhóm nghiên cứu được quốc tế công nhận là ca phẫu thuật thực hiện trên một khối u gan nghiêm trọng đã vô cùng thành công. Các chuyên gia trong ngành nhận định đây là kỹ thuật kiểm soát ung thư tiên tiến nhất của chuyên ngành, được gọi là ung thư can thiệp và nay đã trở thành một phương thức bắt buộc.
Theo GS. François H. Cornelis, bác sĩ xạ trị tại bệnh viện Tenon, khi mới phát triển, phương pháp xạ trị đã được ứng dụng nhằm giúp điều trị cho bệnh nhân trở lại được với cuộc sống bình thường. Khoảng 10 năm gần đây, nhờ các kỹ thuật hình ảnh tiên tiến, các bác sĩ có thể quan sát bệnh trạng và thao tác phẫu thuật qua màn hình, chính xác hơn và cũng ít xâm lấn qua các mô khác hơn, nên được gọi là phương pháp xạ trị có can thiệp.
Và bây giờ thì tới lượt sự xuất hiện của điện-hóa-trị-liệu mà nếu nói cho dễ hiểu tức là dùng điện để trợ giúp cho việc hóa trị. Trong phương pháp này, các bác sĩ đã dùng xung điện mở từng tế bào khối u ra để đưa hóa chất vào trị liệu chính xác.
Cuối năm 2018, GS. François H. Cornelis cùng cộng sự lần đầu tiên đã áp dụng phương pháp trị liệu này cho một bệnh nhân bị ung thư thận đã di căn qua gan và không đáp ứng với bất kỳ phương pháp điều trị nào khác. Như tên gọi cho thấy, điện-hóa-trị-liệu là phương pháp kết hợp giữa sự kích thích điện và hóa trị bằng cách đâm các kim thật nhỏ và dài vào khối u bằng đường xuyên qua da, không mở cơ thể bệnh nhân, nhờ các hình ảnh hướng dẫn trên màn hình, sau đó mở xung điện tạo điện di trong vài micro giây để gây mất ổn định màng tế bào buộc chúng phải “mở cửa” đón nhận chất hóa trị bleomycin.
Cho đến nay, điều khó khăn trong việc hóa trị là hóa chất không thể xâm nhập qua lớp màng còn nguyên vẹn của tế bào. Và khi tiêm vào tĩnh mạch, bleomycin thâm nhập luôn vào toàn khu vực dẫn đến tổn thương các DNA của các tế bào khỏe mạnh.
Một ưu điểm khác của điện-hóa-trị-liệu là không làm hư hại các mô hỗ trợ do không có sự phát tán nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Ba kỹ thuật ung thư can thiệp khác được sử dụng cho đến nay bao gồm phá hủy khối u bằng cách làm lạnh ở -70 ° C (nhiệt lạnh) hoặc nhiệt nóng do phát xạ cục bộ của tần số vô tuyến hoặc vi ba. Nhiệt độ nóng hoặc lạnh đều có thể làm hư hại tới các mô chung quanh, không giống như liệu pháp điện-hóa.
Tuy vậy, phương pháp này cũng có khó khăn trong việc đâm kim. Ban đầu, kỹ thuật này chỉ được sử dụng để điều trị khối u ác tính dưới da do dễ hình dung và tiếp cận. Do vậy kỹ thuật này không thể được ra đời sớm hơn mà phải chờ tới thời điểm hiện nay khi có một số bước nhảy vọt về thiết kế kim cũng như thiết bị hình ảnh thích hợp để đưa kim vào với độ chính xác cần thiết. Đặc biệt, kỹ thuật này còn có thể được sử dụng để điều trị bất kỳ khu vực nào trên cơ thể.
Hai tháng sau khi phẫu thuật khối u gan trong tình trạng rất nghiêm trọng, hiện bệnh nhân vẫn ổn, sức khỏe rất tốt. GS. François H. Cornelis dự định, trong năm 2019 này sẽ cùng các cộng sự tiếp tục áp dụng phương pháp phẫu thuật điện-hóa cho các bệnh nhân mà cơ thể không đáp ứng được với các phương pháp điều trị khác.
Thiện Hải (Sciences et Avenir)
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations