menu
Trồng cây Xô thơm cây dược liệu tiềm năng cho thu nhập cao
Trồng cây Xô thơm cây dược liệu tiềm năng cho thu nhập cao
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Xô thơm là loại cây thảo dược có nguồn gốc từ bắc Địa Trung Hải, Bắc Phi và Trung Á. Ở một số quốc gia, người ta trồng rất nhiều trang trại xô thơm để phục vụ cho việc chiết xuất tinh dầu nguyên chất.

Xô thơm là loại cây thảo dược có nguồn gốc từ bắc Địa Trung Hải, Bắc Phi và Trung Á. Ở một số quốc gia, người ta trồng rất nhiều trang trại xô thơm để phục vụ cho việc chiết xuất tinh dầu nguyên chất. Cây này đã được nhập khẩu về Việt Nam và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, cho hàm lượng tinh dầu cũng như các hợp chất thứ cấp tốt, có thể trở thành cây trồng dược liệu tiềm năng.

Nhiều giá trị sử dụng

Nhiều giá trị sử dụng Xô thơm, xôn, hoa xôn, tên khoa học Salvia officinalis, là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được Carolus Linnaeus miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753. Xô thơm là cây bụi phụ thường xanh lâu năm, thân gỗ, lá màu xám, hoa màu xanh lam đến tía.

Cây xô thơm là cây lâu năm, có mùi thơm đặc trưng, cũng là gia vị được sử dụng phổ biến trong ẩm thực phương Tây và Trung Đông (có hương vị nồng ấm, cay nhẹ, pha chút đắng). Đây cũng là loại cây trồng dùng để chiết xuất tinh dầu hoặc có thể sử dụng làm rau gia vị ở dạng tươi hoặc sấy khô.

Cây xô thơm dùng làm dược liệu được coi là loại phổ biến nhất. Giống này có khả năng chống lạnh tốt, lá có mùi trái cây dễ chịu, cho phép sử dụng trong món tráng miệng và salad trái cây.

Xô thơm thuộc họ hoa môi lamiaceae với tên khoa học là S.officinalis. Cao trung bình 0,5- 1,2 m, thân màu xanh, xám đôi khi màu tím, phủ đầy lông. Vì kích thước nhỏ gọn nên thường được trồng trang trí. Lá thon dài, có lá dài tới 6,4 cm và rộng 2,5 cm. Hoa mọc thành chùy thường mang màu xanh tím, đôi khi tím hoa cà hoặc đỏ, xô thơm mang mùi thơm đặc trưng. Thành phần của lá và thân cây có nhiều vitamin, khoáng chất và nguyên tố vi lượng.

Trong xô thơm chứa 1% - 1,25% tinh dầu, 2% - 6% tannin, 1% - 3% flavonoid (luteolin, apigenin, glycosyl, flavon). Còn lại là các chất chống ôxy hóa như caffeoxy-fructosyl glucosid, caffeoyl-apiosylglucosid. Thành phần chính của tinh dầu xô thơm: α–β thujone (36,5%-40,5%), 1,8-cineole (10,1%-12,7%) và camphor (9,9%-11,3%). Do đó, dược chất cây xô thơm có nhiều tác dụng như chống khuẩn, kháng viêm, chống ôxy hóa, cải thiện trí nhớ, chống ung thư. Tinh dầu xô thơm làm nguyên liệu trong ngành công nghiệp dược phẩm (sản xuất thuốc chữa bệnh, nước súc miệng) và mỹ phẩm (nước hoa, kem, sữa tắm).

Làm phong phú nguồn dược liệu trong nước

Tại Việt Nam, xô thơm là loại cây mới được trồng nhỏ lẻ ở một số vùng của Lâm Đồng và chưa có nhiều nghiên cứu về giống, phương thức canh tác, kỹ thuật trồng và chăm sóc loài cây này.

Các sản phẩm từ cây xô thơm hiện nay chưa được biết đến nhiều ở Việt Nam do chưa được phổ biến rộng rãi cũng như chưa có nhiều người biết đến công dụng của nó. Tuy nhiên, với nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ tự nhiên của người tiêu dùng đang ngày càng tăng, xô thơm sẽ là loại cây được ưa chuộng và phát triển rộng trong tương lai gần, giúp nâng cao giá trị cây trồng, tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình và địa phương; góp phần làm phong phú, đa dạng nguồn dược liệu trong nước.

Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao TP HCM đã nhập khẩu các giống xô thơm từ Ý, Nga, Anh để trồng thử nghiệm và đánh giá hàm lượng tinh dầu thu được từ các giống trồng thử nghiệm này. Chị Nguyễn Thị Sáu, Chủ nhiệm dự án trồng thử nghiệm xô thơm của trung tâm, cho biết "giống xô thơm trắng gavrish nhập khẩu từ Nga có tỉ lệ nảy mầm cao (> 89%), khả năng sinh trưởng tốt, chống sâu bệnh; cho năng suất vượt trội so với các giống còn lại, thu hoạch lần thứ nhất đạt 4,6 tấn/1.000 m2. Hàm lượng tinh dầu đạt 1%-1,2% khối lượng khô. Cây xô thơm trồng theo phương thức canh tác trong nhà màng có khả năng sinh trưởng nhanh hơn, năng suất cao hơn 1,7 lần so với trồng ngoài đồng; cây lại ít bị nhiễm sâu bệnh". Kết quả nghiên cứu này là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu sâu hơn, cũng như cho những người đang muốn canh tác thử loại cây này trong điều kiện ở nước ta.

Có rất nhiều loại thảo dược trong nước đã được phát hiện về đặc tính cũng như công dụng và được nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ để nhân giống phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, cung ứng cho sản xuất chế biến thực phẩm chức năng, thuốc trị bệnh... như sâm ngọc linh, lan kim tuyến, hà thủ ô, đảng sâm, đương quy, tam thất..., giúp người tiêu dùng dễ dàng có được sản phẩm phù hợp nhu cầu để sử dụng.

What's your reaction?

Facebook Conversations