menu
Trồng loại cây hoa tuôn như suối, thơm nức mũi, thu tiền tỷ mỗi năm
Trồng loại cây hoa tuôn như suối, thơm nức mũi, thu tiền tỷ mỗi năm
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Cây có hoa nhỏ li ti nhưng mùi thơm rất đặc trưng, thoang thoảng, nhẹ nhàng giống như mùi đào, mận chín.

Tại Đông Hưng, Thái Bình, có một loại cây cảnh đang giúp cho nhiều gia đình trên địa bàn làm giàu nhanh chóng. Loại cây mà chúng tôi nhắc đến trong bài viết này là cây mộc hương.

Trên một số website về thực vật, cây mộc hương là thực vật có nguồn gốc từ châu Á, xuất hiện nhiều ở Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam, tên khoa học là Osmanthus Fragrans. Nhiều người gọi loại cây này với cái tên dân dã như cây Quế hoa, cây hoa Mộc, cây Mộc tê...

Đây là loại cây thân gỗ, trước đây thường mọc hoang, chiều cao trung bình từ 3 - 10m. Lá cây có màu xanh và có chiều dài từ 6 - 15cm, dạng bầu, mép có răng cưa. Cây mộc hương ra rất ít quả.

Loại cây này đặc biệt có rất nhiều hoa, hoa mọc thành chùm tại các kẽ lá. Hoa có màu trắng, vàng đậm hoặc vàng nhạt, tỏa ra mùi hương nhẹ nhàng giống như mùi đào, mận chín.

Mộc hương có hoa quanh năm. Tuy nhiên hoa nở nhiều và đẹp nhất vào mùa thu. Thời xưa, chỉ có các gia đình có điều kiện, vua, chúa hay các quan lại mới trồng cây mộc hương trong sân, vườn. Do là cây thân gỗ nhỏ nên hiện nay, nhiều người ưa thích mang loại cây này về trồng trong vườn nhà mà không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài cây khác.

Chính vì vậy, nghề trồng mộc hương giống, trồng mộc hương làm cảnh tại Thái Bình có điều kiện phát triển như hiện nay. Trên tờ Báo Thái Bình, ông Nguyễn Xuân Trọng, thôn Đông, xã Hồng Việt - người có kinh nghiệm nghề ươm, trồng hoa, cây cảnh truyền thống 20 năm nay cho biết, lúc nào cũng có khoảng 800 - 1.000 cây mộc hương trồng xen kẽ với cây mẫu đơn và hàng nghìn cây mộc hương giống.

Đây là loại cây có khả năng sinh tồn và thích nghi tốt với điều kiện thổ nhưỡng. Tuy nhiên, để cây ra hoa nhiều và thơm thì cần đặc biệt chú ý khi chọn đất trồng.

Phải chọn loại đất thịt dày có nhiều dinh dưỡng để trồng mộc hương, trồng tại những vị trí có ánh sáng, giữ cho đất đủ tơi xốp, bón phân định kỳ hàng năm, cung cấp đủ nước nhưng không để cây bị ngập úng sẽ gây thối, hỏng rễ…

Hoa mộc hay cây mộc, mộc tê, quế hoa (tên khoa học: Osmanthus fragrans) là loài thực vật bản địa của châu Á, từ tây và đông dãy núi Himalaya đến Hoa Nam (Quý Châu, Tứ Xuyên, Vân Nam), Đài Loan, miền nam Nhật Bản (Kyushu).

Mộc hương càng lâu năm thì càng có giá trị kinh tế cao. Cây giống thì vài chục nghìn, cây to 1 năm trở lên từ vài trăm nghìn đồng tới 5 triệu đồng/cây.

Hiện trên thị trường có 2 loại mộc hương là mộc hương Việt Nam và mộc hương Trung Quốc. Cây mộc hương xuất xứ từ Việt Nam có kích thước dài hơn, viền lá có xuất hiện răng cưa, vân lá hiện rõ và nhìn thấy bằng mắt thường. Hoa mọc đều và xum xuê. Thân cây có nhiều vết nứt và đốm sẫm, hiện rõ sự cằn cỗi trên thân.

Cây mộc hương dùng được làm cây cảnh trong nhà để thanh lọc bụi bẩn, làm bonsai trang trí. Ngoài là cây cảnh thì hoa của mộc hương còn để làm hương liệu, nước hoa và làm thảo dược ướp cùng trà, có giá trị kinh tế cao.

Trong đông y, cây mộc hương là loại thuốc quý vì các thành phần của cây có thể chế tạo thành các bài thuốc trị nhiều bệnh khác nhau như chế thuốc chữa đau bụng, trị đau xương khớp, phong thấp. Quả từ cây mộc hương dùng để chữa các bệnh về gan, dạ dày.

"Mỗi năm gia đình thu từ việc trồng cây mộc hương trên 1 tỷ đồng. Vụ tới tôi sẽ mở rộng diện tích ươm, trồng cây mộc hương để tăng năng suất, giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác...", ông Trọng chia sẻ trên tờ Báo Thái Bình.

Trong khi đó, anh Vũ Minh Thuận cho biết, vườn của gia đình có 70 cây mộc hương, giá trị từ 4 - 5 triệu đồng/cây, còn lại là cây mới trồng được 1 năm. Bán hết thì vườn mộc hương thu lãi được khoảng 600 triệu đồng.

Theo Phụ nữ số, theo soha
Hoa mộc nở rộ ở Tĩnh Giang, thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.

Bao gồm 2 thứ là:

  • Osmanthus fragrans var. aurantiacus Makino, 1902: Bản địa miền nam đảo Kyushu, Nhật Bản. Du nhập vào bán đảo Triều Tiên.
  • Osmanthus fragrans var. fragrans: Bản địa khu vực miền bắc Ấn Độ (Assam, Tây và Đông Himalaya), Bhutan, Campuchia, Đài Loan, Myanmar, Nepal, đông bắc Pakistan (Tây Himalaya), Thái Lan, miền nam và đông Trung Quốc, Việt Nam. Du nhập vào bán đảo Triều Tiên và quần đảo Mariana.

Tại Trung Quốc người ta chia thành các thứ như sau:

  • Đan quế (O. fragrans var. aurantiacus): Hoa màu vàng cam, mùi thơm nồng, phiến lá dầy, sẫm màu.
  • Kim quế (O. fragrans var. thunbergii): Hoa màu vàng kim, mùi thơm nồng, phiến lá khá dầy.
  • Ngân quế hay mộc tê (O. fragrans var. latifolius): Hoa màu trắng hơi ánh vàng, mùi ít thơm, phiến lá hơi mỏng.
  • Tứ quý quế hay nguyệt nguyệt quế (O. fragrans var. semperflorens): Hoa màu hơi trắng hoặc ánh vàng, mùi ít thơm, phiến lá mỏng. Ra hoa quanh năm.
  • Lịch sử phân loại

Loài này được nhà tự nhiên học người Thụy Điển Carl Peter Thunberg mô tả lần đầu tiên dưới danh pháp Olea fragans năm 1784 theo mẫu thu thập tại tỉnh Nagasaki, Nhật Bản. Tên gọi thông thường tại Nhật Bản theo Thunberg là moksei (= mộc tê).

Năm 1790, nhà thực vật học người Bồ Đào Nha João de Loureiro thiết lập chi Osmanthus, với loài được ông mô tả Osmanthus fragans sinh sống trong vườn tại Nam Kỳ. Tên gọi thông thường mà Loureiro ghi nhận là α) Hoa mouc tây (= hoa mộc tê). β) Mŏ sī hōa (= mộc tê hoa), Guéi hōa (= quế hoa). Ông cũng cho rằng nó là cùng một loại cây như Thunberg gọi là moksei.

What's your reaction?

Facebook Conversations