menu
Từ thiện: Ban ân mà không cần báo đáp
Từ thiện: Ban ân mà không cần báo đáp
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Phẩm hạnh ban ân không cần báo đáp trong kinh Phật gọi là Bố Thí Ba La Mật. Đây là một trong sáu pháp Ba La Mật (Lục độ Ba La Mật) – Sáu phẩm hạnh của một vị hành giả dấn thân phụng sư mang lợi ích cho mình và tất cả mọi người theo tinh thần Phật dạy.
Trong một môi trường mà mọi thứ đều sinh khởi và tồn tại hỗ tương thì cái tâm hướng thiện của con người luôn luôn là nhân tố quan trọng để xây dựng một xã hội hiền thiện.

Có một người phụ nữ mù đón taxi đến một tòa nhà. Lúc đến nơi, đồng hồ hiện thị số tiền là $100. Vị tài xế vì có lòng cảm thông với người phụ nữ mù nên bảo: “Tôi không thu tiền của cô, bởi vì so với cô, việc kiếm tiền của tôi chắc là dễ dàng hơn”. Vừa lúc này, từ trong khu cư xá, một người đàn ông có dáng vẻ của một ông chủ đi ra. Ông cũng lên chiếc xe taxi đó rồi đi. Trên đường, hai người đàn ông vui vẻ chuyện trò cùng nhau. Khi xuống xe, đồng hồ hiển thị là $100 nhưng người đàn ông lấy ra số tiền $200 và nói: “Tiền này bao gồm cả số tiền của người phụ nữ lúc nãy. Tôi cũng không phải vĩ đại gì, nhưng chắc là việc kiếm tiền của tôi cũng dễ dàng hơn cậu một chút, hy vọng cậu có thể tiếp tục làm việc tốt”.

Và một câu chuyện thú vị khác: Vào một đêm bão tuyết, chàng trai tên A đi ô tô và bị mắc kẹt tại khu bão tuyết. Anh A vô cùng lo lắng, nhưng đúng lúc ấy, một người đàn ông (tên Mr.B) đi qua thấy được tình cảnh này liền không nói năng gì mà dùng ngựa của mình kéo ô tô của anh về thị trấn nhỏ. Sau đó, anh A cảm kích và lấy ra nhiều tiền đưa cho Mr.B để tỏ lòng biết ơn. Song, Mr.B nói: “Tôi giúp cậu không cần báo đáp, tôi chỉ mong cậu hứa với tôi một điều, lúc gặp người khác khó khăn phải hết lòng giúp đỡ họ”. Vì thế sau này, anh A luôn chủ động giúp đỡ rất nhiều người. Hơn nữa, mỗi lần giúp ai đó, anh ta thường nhắc lại câu mà Mr.B đã nói với mình.

Nhiều năm sau, khi anh ta đột nhiên bị mắc kẹt trong trận lũ quét trên hòn đảo, một nam thanh niên đã liều mìnhcứu sống anh. Lúc anh A cảm ơn thanh niên kia, không ngờ cậu ta cũng nói một câu giống y như câu mà anh A đã nói vô số lần: “Tôi giúp ông không cần báo đáp nhưng muốn ông hứa lúc gặp người khác khó khăn phải hết lòng giúp đỡ …” Anh A cảm thấy thật ấm áp và thầm nghĩ: Hóa ra, mình đã tặng tình yêu thương che chở cho nhiều người và cuối cùng nó đã thông qua cậu thanh niên này mà trả lại. Những việc tốt mà mình đã làm trong cuộc đời, cuối cùng mình cũng sẽ được nhận lại mọi thứ. 

Đời sống sẽ mất đi ý nghĩa nếu chúng ta thấy khó khăn của người mà không quan tâm, không đồng cảm, không giúp đỡ. Trong khi, theo tinh thần đạo Phật, người tu học muốn thành Phật trước phải thành nhân rồi mới thành thánh. Muốn thành nhân thì phải sống có đạo đức. Đạo đức ấy được đo lường bởi cách sống yêu thương, chan hòa với vạn loài hữu tình và vô tình. Cho nên, hy vọng rằng, mỗi người trong chúng ta ai cũng sẽ thực hiện và truyền nhiệt huyết thiện tâm ấy đến cho tất cả mọi người để cuộc sống con người vơi bớt khổ đau, để cuộc đời luôn tươi đẹp như bản chất vốn có của nó. Có như vậy, chúng ta sẽ góp phần biến cõi ta ba này thành cõi tịnh độ, niết bàn an lạc. Bởi cõi tịnh độ hay niết bàn theo tinh thần Phật dạy, không phải là một thế giới huyền ảo, xa xôi nào khác hay một cảnh giới sau khi con người mất đi; khi tâm con người không còn tham, sân, si, phiền muộn ngự trị thì tịnh độ chính tại đây, niết bàn cũng tại đây, ngay khi ta đang hiện hữu ở cõi đời này.

Thích Nữ Giới Hương (Theo phatgiao)

What's your reaction?

Facebook Conversations