views
Nguyên nhân nào dẫn tới bệnh đau nửa đầu?
- Theo y học hiện đại, bệnh đau nửa đầu còn gọi là nhức đầu kiểu migraine, là một dạng đau đầu lặp đi lặp lại theo chu kì xuất hiện của rối loạn chức năng tế bào thần kinh, đặc biệt là tế bào thần kinh vùng dưới đồi, gây nên hiện tượng co thắt mạch máu làm đau đầu.
- Theo y học cổ truyền, nhức đầu là do 2 nguyên nhân sau:
+ Nhức đầu do ngoại cảm: do sự ăn ở làm lụng không cẩn thận, nằm ngồi chỗ có gió lùa, do cơ thể bị nhiễm lạnh, cảm nắng khiến ngoại tà lục dâm bên ngoài tác dụng vào 3 kinh dương, tụ ở vùng đầu dẫn đến đau. Nếu tình hình không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới đờm ứ đọng lại trong mạch, gây nên chứng đầu phong.
+ Nhức đầu do nội thương: nguyên nhân do tình chí không hòa, lao động quá độ, phòng dục luông tuồng, ăn uống không điều độ hoặc đau sau khi bệnh mới khỏi vẫn còn yếu.
Đau nửa đầu và những dấu hiệu bệnh lý
Bệnh đau nửa đầu theo Y học cổ truyền có 2 nguyên nhân chính, dẫn tới dấu hiệu bệnh lý cũng chia làm 2 dạng chính: do ngoại cảm và nội thương gây bệnh.
Bài thuốc Đông y trị chứng đau nửa đầu
Theo Đông y, nguyên nhân do đàm ngưng khí trệ, phong tà thượng công. Phép trị là khử phong trừ đàm. Dùng một trong các bài:
Bài 1: xuyên khung 30g, bạch chỉ 2g, sài hồ 3g, hương phụ 6g, bạch giới tử 10g, bạch thược 15g, uất lý nhân 3g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày 1 thang, uống 3 thang.
Bài 2: đương quy, xuyên khung, bạch chỉ, khương hoạt, độc hoạt, phòng phong, thương truật, mạch môn, mỗi vị 10g; hoàng cầm 12g, cúc hoa 6g, mạn kinh tử 6g, tế tân 4g, cam thảo 4g, can khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: trị các chứng đau đầu, đau mắt mạn tính, vùng trán, vai gáy đau nhức, bụng phình trướng mềm yếu, ấn quanh rốn bệnh nhân hơi đau.
Hằng ngày nên kết hợp xoa bóp day bấm các huyệt sau từ 1-2 lần, mỗi huyệt 1-2 phút: bách hội, phong trì, thái dương, hợp cốc, thái xung. Đẩy trán, chà và xát đầu, tự bóp và véo gáy.
Nếu đau trước đầu: Day bấm huyệt ấn đường rồi chích lể nặn ra tí máu; day bấm huyệt đầu duy, giải khê, để sơ thông kinh dương minh.
Đau sau đầu: Day huyệt phong trì, hậu khê, bách hội, côn lôn, để sơ thông kinh thái dương, thiếu dương mạch đốc.
Đau nửa đầu: Day các huyệt phong trì, thái dương, dương phụ, túc lâm khấp để sơ thông kinh thiếu dương; bách hội, tứ thần thông để sơ thông kinh can và mạch đốc.
Vị trí huyệt:
Bách hội: Nằm ở điểm lõm ngay trên đỉnh đầu của con người, là điểm giao của đường nối hai đỉnh vành tai với đường dọc cơ thể.
Phong trì: Ở chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.
Thái dương: Điểm giữa đoạn nối đuôi lông mày và đuôi mắt.
Hợp cốc: Khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.
Thái xung: Sau khe giữa ngón chân 1 và 2, đo lên 1,5 thốn, huyệt ở chỗ lõm tạo nên bởi 2 đầu xương ngón chân 1 và 2.
Ấn đường: Nằm ở giao điểm đường thẳng nối hai đầu lông mày với đường đi qua chính giữa mặt trước cơ thể.
Đầu duy: Nơi góc trán, cách bờ chân tóc 0,5 tấc, trên đường khớp đỉnh trán.
Giải khê: Ở chỗ lõm trên nếp gấp trước khớp cổ chân, giữa 2 gân cơ cẳng chân trước và gân cơ duỗi dài ngón chân cái.
Dương phụ: Trên đỉnh mắt cá ngoài 4 tấc, ở bờ trước xương mác.
Túc lâm khấp: Chỗ lõm phía trước khớp xương bàn - ngón chân thứ 4-5.
Tứ thần thông: Xác định huyệt bách hội, rồi đo tới trước và sau mỗi đoạn 1 tấc, đo ra 2 bên phải trái 1 tấc. Tất cả gồm 4 huyệt.
Lương y Đình Thuấn
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations