menu
Cây dược liệu cây Lúa - Oryza sativa L
Cây dược liệu cây Lúa - Oryza sativa L
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Gạo là thành phần quan trong bữa ăn của nhân dân ta, bồi bổ cho cơ thể và đem lại cân bằng cho cơ thể. Hạt thóc đã ngâm cho nẩy mầm rồi phơi khô gọi là cốc nha, đạo nha dùng thay cho mạch nha, giúp sự tiêu hoá và là thức ăn có tinh bột có tác dụng rất tốt cho những người ăn uống kém tiêu, không muốn ăn, còn chữa các bệnh phù do thiếu vitamin.

1. Cây Lúa - Oryza sativa L., thuộc họ Lúa - Poaceae.

Cây Lúa - Oryza sativa L., thuộc họ Lúa - Poaceae. Hình ảnh cây lúa tẻ đã chín vàng sắp thu hoạch

2. Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu lúa

Mô tả: Cỏ mọc hằng năm, cao 0,7-1,5m. Lá có phiến dài, bìa ráp, bẹ cao, trắng, lưỡi bẹ có lông. Chuỳ bao gồm nhiều bông, mang các bông nhỏ màu vàng vàng. Mày hoa có lông gai, 1 hoa, 6 nhị. Quả thóc dính chặt với mày hoa (trấu), ta quen gọi là hạt lúa.

Bộ phận dùng: Hạt thóc, rễ lúa - Semen et Radix Oryzae; đạo nha - Fructus Oryzae Germunatus.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Á châu nhiệt đới, được trồng làm lương thực ở khắp nơi. Có hai thứ là Lúa tẻ - var.utilissima A. Camus và Lúa nếp – var. glutinosa Tanaka. Thu hái các bộ phận của cây quanh năm.

Thành phần hoá học: Người ta cũng đã biết trong lúa có các thành phần sau: Vitamin A, B, D và E, mỡ 20%, hydratcarbon, protein, adenin, cholin, acid arachidic, lignoxeric, palmitic, aloic, phytosterin.

Tính vị, tác dụng: Gạo tẻ có vị ngon ngọt, tính mát, có tác dụng bồi dưỡng khí huyết, đem lại sự cân bằng cho cơ thể. Gạo lâu năm vị chua hơi mặn, tính ấm, ích khí mạnh tỳ, thông huyết mạch, trừ phiền, giúp tiêu hóa. Gạo nếp (nhu mề) có vị ngọt, ngon thơm, mềm dẻo, tính ấm, bổ tỳ vị hư yếu.

Công dụng: Gạo là thành phần quan trong bữa ăn của nhân dân ta, bồi bổ cho cơ thể và đem lại cân bằng cho cơ thể. Hạt thóc đã ngâm cho nẩy mầm rồi phơi khô gọi là cốc nha, đạo nha dùng thay cho mạch nha, giúp sự tiêu hoá và là thức ăn có tinh bột có tác dụng rất tốt cho những người ăn uống kém tiêu, không muốn ăn, còn chữa các bệnh phù do thiếu vitamin. Gạo lâu năm dùng trị đau bụng và trị lỵ. Gạo nếp dùng trị các chứng đau bụng, nôn mửa và tiểu tiện ra chất nhờn (dưỡng trấp).

Ở Philippin, cám được dùng để chế thuốc phòng và chữa bệnh thiếu các loại vitamin B. Dầu cám dùng trộn với rau để ăn. Rễ và thân của Lúa là thuốc lợi tiểu. Quả thóc chưa bóc vỏ dùng làm thuốc đắp cho dịu.

Đơn thuốc:

1. Giải phiền nhiệt trong trường hợp sốt cao, ra nhiều mồ hôi, háo khát: Dùng Gạo tẻ một nắm, lá Tre hay Cỏ lá tre một nắm cùng sắc uống. Có thể thêm bột thạch cao 10-12g cùng uống.

2. Nôn mửa hay ỉa chảy háo khát, rối loạn tiêu hoá: Dùng Gạo tẻ sao sắc uống thay nước và thay ăn.

3. Chữa nôn ói không dứt: Dùng Gạo nếp 20g, sao vàng, Gừng củ 3 lát, sắc uống (Nam dược thần hiệu).

3. Hình ảnh cây lúa nếp đen trồng tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Hình ảnh cây lúa nếp đen trồng tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình Cận cảnh giống lúa quý "nếp đen".

Loại gạo của giống lúa này khá đắt đỏ, thường dao động khoảng 30.000 đồng/1kg và đây là một trong những loại gạo rất được thì trường ưa chuộng. Vì có đặc điểm thơm và dẻo mà khó loại gạo nào có được nên chủ yếu được dùng để nấu xôi.

Nhờ có nguồn thu từ giống lúa quý này, mà nhiều hộ dân ở huyện Kim Sơn có nguồn thu nhập ổn định và cá biệt có nhiều hộ giàu lên trông thấy.

What's your reaction?

Facebook Conversations