menu
Cây dược liệu cây Rau muống - Ipomoea aquatica Forssk
Cây dược liệu cây Rau muống - Ipomoea aquatica Forssk
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo Đông Y, Rau muống Vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, cầm máu. Thường dùng chữa: Ngộ độc thức ăn; Ngộ độc lá ngón, thạch tín, nấm độc, ngộ thuốc độc; Tiểu tiện bất lợi, đái ra máu; Chảy máu cam, ho ra máu, trĩ xuất huyết, dạ dày xuất huyết, lỵ ra máu. Còn dùng chữa phong thũng, đàn bà đẻ khó, huyết vận, mày đay, phong lở ngứa và rắn trun cắn.

1. Cây Rau muống - Ipomoea aquatica Forssk, thuộc họ Khoai lang- Convolvulaceae.

Cây Rau muống - Ipomoea aquatica Forssk, thuộc họ Khoai lang- Convolvulaceae. Hình ảnh cây và Hoa rau muống

Rau muống (Tên khoa học: Ipomoea aquatica) là một loài thực vật nhiệt đới bán thủy sinh thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae), là một loại rau ăn lá. Phân bố tự nhiên chính xác của loài này hiện chưa rõ do được trồng phổ biến khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Tại Việt Nam, nó là một loại rau rất phổ thông và rất được ưa chuộng.

2. Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Rau muống

Mô tả: Loại rau quen thuộc của nhân dân ta, là loại dây mọc bò trong các ao hồ, ruộng nước, những nơi đất ẩm. Lá màu lục, hình đầu mũi tên. Hoa màu trắng hoặc tím lợt, hình cái phễu. 

Bộ phận dùng: Toàn cây hoặc rễ - Herba seu Radix Ipomoeae Aquaticae

Nơi sống và thu hái: Loài cổ nhiệt đới được trồng rộng rãi làm rau ăn khắp nước ta. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm, thường dùng tươi. 

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, cầm máu. 

Công dụng, chỉ định và phối hợp: 

Thường dùng chữa: 

1. Ngộ độc thức ăn; 

2. Ngộ độc lá ngón, thạch tín, nấm độc, ngộ thuốc độc; 

3. Tiểu tiện bất lợi, đái ra máu; 

4. Chảy máu cam, ho ra máu, trĩ xuất huyết, dạ dày xuất huyết, lỵ ra máu. Còn dùng chữa phong thũng, đàn bà đẻ khó, huyết vận, mày đay, phong lở ngứa và rắn trun cắn. 

Thường dùng dưới dạng thuốc sắc hay chiết dịch dùng tươi. Dùng ngoài giã nát đắp.

3. Tham khảo thêm thông tin về cây Rau muống

Tham khảo thêm thông tin về cây Rau muống Hình ảnh cây rau muống trắng

Ở Việt Nam, rau muống có hai loại trắng và tía, mỗi loại có đặc tính riêng. Cả hai loại đều có thể trồng trên cạn hoặc dưới nước. Thông thường thì người ta trồng rau muống trắng trên cạn; còn rau muống tía thường được trồng (hay mọc tự nhiên) dưới nước, nên tục gọi là rau muống đồng (hay rau muống ruộng).

What's your reaction?

Facebook Conversations