menu
Cây thuốc có tác dụng thay cũ đổi mới, cải lão hoàn đồng
Cây thuốc có tác dụng thay cũ đổi mới, cải lão hoàn đồng
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Trong Đông Y cây đại hoàng là vị thuốc tốt, được coi là “Lão tướng quân”; vào kinh tỳ, tâm, can, tam tiêu, tiểu tràng; tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, thông tiện, công tích đạo trệ, hoạt huyết trục ứ, điều hòa khí huyết, dược lực mạnh. Bản kinh ghi: “Chủ bách bệnh, trừ hàn nhiệt tà khí, trục tích tụ ở ngũ tạng... gột rửa tràng vị, thay cũ đổi mới - cải lão hoàn đồng”. Có tên khoa học: Rheum palmatum L., thuộc họ Rau răm - Polygonuceae.

1. Hình ảnh và Mô tả cây Ðại hoàng - Rheum palmatum L., thuộc họ Rau răm - Polygonuceae.

Hình ảnh và Mô tả cây Ðại hoàng - Rheum palmatum L., thuộc họ Rau răm - Polygonuceae. Cây Ðại hoàng - Rheum palmatum L

Tên thường gọi: Ðại hoàng

Tên tiếng Anh: Turkey rhubarb, Chinese rhubarb hoặc East Indian rhubarb

Tên khoa học: Rheum palmatum L.

Thuộc họ Rau răm - Polygonuceae.

Đại hoàng là thân rễ phơi hay sấy khô của nhiều loại đại hoàng như: chương diệp đại hoàng, đường cổ đặc đại hoàng, dược dụng đại hoàng.

Đại hoàng chưởng diệp (danh pháp khoa học: Rheum palmatum) là một loài thực vật có hoa trong họ Rau răm. Loài này được Carl von Linné miêu tả khoa học đầu tiên năm 1759.

Mô tả: Cây thảo sống lâu năm. Rễ và thân rễ to. Thân cao tới 2m, giữa rỗng, mặt ngoài nhẵn. Lá ở dưới to, dài tới 35cm, có cuống dài; phiến lá hình tim nhưng xẻ thành 3-7 thuỳ, có mép nguyên hoặc hơi có răng cưa. Lá ở phía trên thân nhỏ hơn. Cụm hoa chùm dài màu tím. Quả bế có 3 cạnh.

2. Thông tin mô tả Dược Liệu

Bộ phận dùng: Rễ và thân rễ - Radix et Rhizoma Rher, Thường gọi là Ðại hoàng

Nơi sống và thu hái: Loài cây của Trung Quốc, được nhập trồng ở vùng núi cao mát, ẩm. Trồng bằng gieo hạt. Sau 3 năm đã có thu hoạch. Ðào cả cây vào tháng 8-10, cắt bỏ thân, chồi, rễ con, lấy củ; cạo vỏ ngoài, rửa sạch, để nguyên hay bổ ra phơi khô. Có thể ủ cho mềm, thái lát mỏng, sấy nhẹ đến khô rồi tẩm rượu sao qua.

Thành phần hoá học: Có hai loại hoạt chất tác dụng trái ngược nhau: Loại hoạt chất có tính chất thu liễm, là hợp chất có tanin (rheotanoglucosid) và loại hoạt chất có tác dụng tẩy là rheoanthraglucosid. Trong loại sau này có các chất chủ yếu sau: Rhein, emodin, chrysophanol, aloe-emodin và physcion.

Tính vị, tác dụng: Ðại hoàng có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thông đại tiện, tiêu tích trệ, làm tan máu ứ, hạ hoả giải độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Làm thuốc tẩy, uống ít nhuận tràng, uống nhiều xổ; cũng dùng chứa bế kinh, vàng da. Ngày dùng 12-15g dạng bột. Thường dùng lợi tiêu hoá, trong các trường hợp kém ăn, với liều nhỏ. Ngày dùng 0,1-0,5g dạng bột.

3. Ðơn thuốc dùng Đại hoàng chưởng diệp

Chữa đau bụng, bí đại tiện, nôn mửa: Dùng Ðại hoàng 7g, Cam thảo 4g, nước 300ml, sắc còn 100ml, uống lúc đói.

Chữa bị thương ứ máu, viêm gan, tắc mật:Dùng Ðại hoàng tẩm rượu sao, tán bột, uống mỗi lần 2-3g, ngày uống 3-4 lần.

Chữa sưng tấy, hắc lào: Mài Ðại hoàng với rượu bôi, hoặc ngâm Ðại hoàng 10g trong giấm (5ml), rượu (50ml) trong 10 ngày, dùng bôi lên vết hắc lào đã rửa sạch.

Ghi chú: Còn một số loài khác cũng được sử dụng như Rheum tanguticum Maxim. ex Balf. và R.officinale Baill.

Tác dụng tả hạ: Đại hoàng có tác dụng tả hạ. Thường dùng trong trường hợp nhiệt kết đại tiện táo. Tác dụng rõ rệt trong nhiều trường hợp bệnh nguy cấp như: đau bụng cấp do đại tiện táo, dùng đại hoàng pha nước sôi uống hoặc nước sắc đại hoàng thụt đại tràng có tác dụng rất tốt.

Thực tế lâm sàng dùng đại hoàng có thể giúp thải các độc tố trong cơ thể ra bên ngoài bằng đại tiện tác dụng vừa tốt lại đơn giản. Các chất độc trong cơ thể được bài trừ ra ngoài không những toàn thân nhẹ nhàng, thoải mái, da dẻ mịn màng, đẹp mà còn khỏe mạnh, sống lâu.

Tác dụng chống viêm, kháng khuẩn: Đại hoàng có tác dụng ức chế tác dụng nhiều loại vi khuẩn ở các mức độ khác nhau. Lâm sàng thường dùng trong các trường hợp do tà khí bên ngoài gây viêm, nhiệt độc ứ tắc gây ra mắt đỏ, đau họng, miệng lưỡi sinh nhọt mụn, răng lợi viêm sưng, mụn nhọt sưng tấy ngoài da, nhọt vú... Ngoài ra đại hoàng còn được dùng làm vị thuốc chủ lực “quân” trong bài Đại hoàng mẫu đơn bì thang để điều trị trong trường hợp viêm ruột.

Bảo vệ gan, lợi mật: Dùng đại hoàng phối hợp với nhân trần, chi tử, uất kim, chỉ thực, sài hồ, mộc hương (nhân trần cao thang) tác dụng thanh tiết thấp nhiệt điều trị hoàng đản do viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật...

Chỉ huyết: Những trường hợp hỏa nhiệt thượng nghịch, bức huyết vọng hành dẫn đến nôn ra máu, chảy máu mũi, dùng đại hoàng tán bột giúp cầm máu nhanh mà tác dụng phụ lại rất ít, dùng đại hoàng sao cháy thành than tác dụng càng tốt.

Hoạt huyết khứ ứ: Do va đập, chấn thương hay huyết ứ, bế kinh đều có thể dùng đại hoàng phối hợp với các vị thuốc hoạt huyết hóa ứ khác tác dụng rất tốt.

Tác dụng chống lão hóa, chống ung thư, ức chế miễn dịch, chống tăng sinh tế bào tiểu cầu thận, giảm mỡ máu...

Điều trị đại tiện táo:

- Khí suy đại tiện táo: nhân sâm (đảng sâm 15g), hoàng kỳ 15g, đại hoàng 10g sắc uống.

- Huyết hư đại tiện táo: đương quy, bạch thược, đại hoàng mỗi vị 10g sắc uống.

- Âm hư đại tiện táo: mạch đông, thiên đông mỗi vị 12g; đại hoàng 10g sắc uống.

- Dương hư đại tiện táo: chế phụ tử 10g sắc kỹ trước, can khương 6g, đại hoàng 10g sắc uống.

- Đại tiện táo do thực tích khí trệ: binh lang 6g, mộc hương, đại hoàng mỗi vị 10g sắc uống.

- Đại tiện táo do nhiệt kết tinh khô: đại hoàng, chỉ thực, hậu phác, bạch thược, hạnh nhân.

Điều trị đái tháo đường biến chứng thận: Hoàng kỳ 50g, xích thược 25g, xuyên khung, đương quy, kê nội kim, thương truật mỗi vị 15g; đào nhân, hồng hoa, đại hoàng mỗi vị 6g; tang ký sinh 30g sắc uống. Phù hợp với những trường hợp khí hư, huyết ứ, người mệt mỏi, sắc mặt vàng khô, có protein trong nước tiểu.

Điều trị đái tháo đường biến chứng võng mạc mắt giai đoạn sớm: Thiên hoa phấn 15g, cát căn, hoài sơn mỗi vị 20g; ngọc trúc, sinh địa, bạch thược, sơn thù du, kiều mạch diệp, đan sâm mỗi vị 15g; đại hoàng sao 6g... phù hợp với thể âm hư táo nhiệt. Triệu chứng thường gặp trên lâm sàng: phiền khát, uống nhiều, tiểu tiện nhiều lần hoặc người gầy, hay đói, lưỡi đỏ thẫm, ít rêu, mạch tế sác; khám mắt phát hiện thấy có hiện tượng phình vi mao mạch, chấm xuất huyết rải rác, võng mạc phù nhẹ.

4. Tác dụng phụ và những chống chỉ định

Tác dụng phụ chủ yếu do uống liều quá cao gây ra buồn nôn, nôn, đau đầu, bụng trướng, đi ngoài phân lỏng... Thông thường sau khi ngừng thuốc thì các triệu chứng này cũng giảm dần. 

Thành phần của đại hoàng có chứa anthraquinone, vì vậy dùng đại hoàng liên tục trong một thời gian dài lại gây ra hiện tượng táo bón thứ phát. 

Theo y học cổ truyền, tính khổ hàn của đại hoàng dễ gây tổn thương vị khí, do đó những người tỳ vị hư nhược nên thận trọng khi dùng đại hoàng. Ngoài ra, đại hoàng còn có tính trầm giáng, thiên về hoạt huyết, hóa ứ nên phụ nữ có thai hoặc cho con bú cũng nên thận trọng khi sử dụng.

Ghi chú: Còn một số loài khác cũng được sử dụng như Rheum tanguticum Maxim. ex Balf. và R.officinale Baill.

5. Cây Ðại hoàng - Rheum palmatum L., thuộc họ Rau răm - Polygonuceae.

Cây Ðại hoàng - Rheum palmatum L., thuộc họ Rau răm - Polygonuceae. Đại hoàng trồng tại Lào Cài

What's your reaction?

Facebook Conversations