menu
Cây dược liệu cây Nhót, Lót- Elaeagnus latifolia L
Cây dược liệu cây Nhót, Lót- Elaeagnus latifolia L
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo Đông Y quả nhót có vị chua, chát, tính bình, vào các kinh phế đại tràng, có tác dụng chỉ ho, trừ đờm, bình suyễn, chỉ tả. Lá có vị chát có tác dụng chỉ ho, bình suyễn, giảm sốt. Nhân hạt nhót có tác dụng sát khuẩn, trị giun sán. Rễ có tác dụng cầm máu, giảm đau, thường dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng lẻ hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

1. Cây Nhót, Lót- Elaeagnus latifolia L., thuộc họ Nhót - Elaeagnaceae.

Cây Nhót, Lót- Elaeagnus latifolia L., thuộc họ Nhót - Elaeagnaceae. Hình ảnh quả Nhót chín đỏ

Nhót (Tên khoa học: Elaeagnus latifolia) là loài thực vật có hoa thuộc họ Nhót, được L. mô tả lần đầu năm 1753. Cây này được trồng phổ biến ở miền Bắc Việt Nam

2. Thông tin mô tả công dụng, tác dụng, cách dùng chữa bệnh của Dược Liệu

Mô tả: Cây nhỡ, cành dài và mềm, có khi có gai. Lá hình bầu dục, mọc so le, mặt trên màu lục bóng, có lấm chấm như hạt bụi, mặt dưới trắng bạc, bóng, có nhiều lông mịn. Quả hình bầu dục, màu đỏ, ngoài mặt có nhiều lông trắng hình sao, phía trong có một hạch cứng. Thực ra quả thật của cây Nhót là một quả khô đựng trong một cái hạch, cuống có 8 cạnh lồi dọc sinh bởi sự phát triển của đế hoa cùng với lớp thịt đỏ bên ngoài. Còn khi ta ăn quả Nhót là ăn phần mọng nước của đế hoa.

Bộ phận dùng: Quả, lá, rễ, hoa - Fructus, Folium, Radix et Flos Elaeagni Latifoliae.

Nơi sống và thu hái: Loài được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta lấy quả để ăn và nấu canh giấm. Quả thu hái khi chín, lá và rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, thái ngắn, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hoá học: Nước 92%, protid 1,25, acid hữu cơ 2%, glucid 2,1%, cellulose 2,3%, calcium 27mg%, phosphor 30mg%, sắt 0,2mg%. Trong quả Nhót có nhiều acid hữu cơ. Lá Nhót chứa tanin, saponozit, polyphenol.

Ở vỏ của loài E. angustifolia L., người ta đã chiết được alcaloid eleagnin và những alcaloid có dầu nhớt; cây chứa những vết tinh dầu.

Tính vị, tác dụng: Vị chua, chát, tính bình; có tác dụng ngừng hen suyễn và cầm ỉa chảy.

Công dụng: Thường dùng chữa: 

1. Ỉa chảy, lỵ mạn tính; 

2. Hen suyễn, khạc ra máu.

Ở Ấn Độ, người ta dùng hoa xem như bổ tim và làm săn da, còn quả dùng làm thuốc săn da.

Đơn thuốc:

1. Chữa ỉa chảy và đi lỵ mạn tính: Quả Nhót 5-7 quả, sắc uống hoặc dùng rễ Nhót 40g, với rễ cây Mơ 20g, sắc uống.

2. Chữa hen suyễn hay khạc ra máu: Dùng lá Nhót khô 30g, lá Bồng bồng lau sạch lông 5 lá, thái nhỏ, sắc uống.

3. Chữa thổ huyết và đau bụng khó nuốt: Dùng rễ cây Nhót 30g, sắc uống.

4. Chữa mụn nhọt: Dùng rễ Nhót nấu nước tắm.

Ghi chú: Ở Trung Quốc, Nhật Bản, người ta thường dùng loài Elaeagnus pungens Thunb. (ảnh số 490) với tên Hồ đồi tử. Lá của nó vị chua, tính bình; có tác dụng chỉ khái bình suyễn. Thường dùng chữa: hen suyễn, mụn nhọt, nhọt độc, ngoại thương xuất huyết.

What's your reaction?

Facebook Conversations