menu
Cây dược liệu cây Ba đậu - Croton tiglium L
Cây dược liệu cây Ba đậu - Croton tiglium L
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo Đông Y ba đậu vị cay, tính nóng, rất độc, vào 2 kinh vị, đại tràng. Tác dụng tẩy trừ tích lạnh, trục đờm, hành thủy, chống ung thư. Trị K dạ dày, hàn tích đình trệ, huyết hà, tả lị, bụng đầy cấp tính do lạnh, dùng ngoài trị bạch cầu, tắc ruột, tê thấp. Ba đậu hay Mần để - Croton tiglium L,. thuộc họ Thầu dầu - Euphorbtuceae.

1. Hình ảnh và mô tả Ba đậu hay Mần để - Croton tiglium L,. thuộc họ Thầu dầu - Euphorbtuceae.

Hình ảnh và mô tả Ba đậu hay Mần để - Croton tiglium L,. thuộc họ Thầu dầu - Euphorbtuceae. Ở nước ta có nhiều ở Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, vùng Trung bộ.

Tên khác: Hoắt; cong khôi; mằn để; mán đỉa

Tên khoa học: Croton Tiglium L.

Tên đồng nghĩa: Semen Crotonis

Mô tả: Cây gỗ nhỏ cao 3-6m, phần cành nhiều. Lá mọc so le, mép khía răng. Lá non màu hồng đỏ. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, hoa đực ở phía ngọn, hoa cái ở phía gốc. Quả nang nhẵn màu vàng nhạt. Hạt có vỏ cứng màu vàng nâu xám.

Cây ra hoa tháng 5-7, có quả tháng 8-10.

2. Thông tin mô tả Dược Liệu

Bộ phận dùng: Hạt - Fructus Crotonis, thường gọi là Ba đậu; còn dùng lá và rễ.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ấn Độ - Malaixia, mọc hoang ở ven đồi, nương, rẫy cũ và rừng ẩm. Hạt thu hái ở những quả chín nhưng chưa nứt vỏ. Ðể nguyên quả khi dùng mới gỡ hạt hoặc đập lấy hạt và phơi khô. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, thái phiến, phơi khô dùng. Lá dùng tươi.

Thành phần hoá học: Hạt chứa khoảng 30-50% dầu mùi khó chịu chứa các glycerid acid trung hoà và không trung hoà, không có tính tẩy, gồm stearin, palmitin, glycerid crolonic và tiglic; 18% protein... Hạt có tính chất tẩy do nhựa hoà tan trong dầu chứa các yếu tố phenolic gây bỏng da. Trong hạt có một glycosid là crotonosid một albuminoza rất độc là croitin, một alcaloid gần như ricinin trong hạt Thầu dầu.

Tính vị, tác dụng: Hạt có vị cay, tính nóng, rất độc, có công năng phá tích, trục đờm, hành thuỷ. Rễ và lá có vị cay và nóng có độc, có tác dụng ôn trung tán hàn, khu phong, tiêu thũng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Hạt dùng chữa hàn tích đình trệ, bụng đầy trướng, táo bón, đại tiện bí kết (tắc nghẽn ruột) ho nhiều đờm loãng, đau tức ngực, bạch hầu và sốt rét. Rễ dùng trị thấp khớp dạng thống phong, bọc máu, đòn ngã, rắn cắn. Lá dùng bên ngoài khi bị phát cước hoặc làm thuốc sát trùng.

Thường dùng hạt dưới hình thức Ba đậu sương nghĩa là hạt Ba đậu đã ép bỏ hết dầu đi, sao vàng mới dùng với liều 0,01-0,05g làm viên hoặc chế cao. Lại thường dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác. Rễ dùng với liều 3-10g. Lá có thể dùng tươi giã đắp hoặc tán làm bột sát trùng.

Ðơn thuốc: Trị nọc độc rắn cắn: Rễ Ba đậu 30g, ngâm trong một lít rượu, lấy nước đắp ngoài. Dùng lá khô tán bột 0,5g uống với nước mát, ngày một lần.

Ghi chú: Bệnh thực nhiệt, táo bón, phụ nữ có thai không dùng. Ba đậu rất độc không dùng quá liều. Nếu bị ngộ độc, dùng Ðậu đen, Ðậu xanh, Ðậu đũa hoặc Hoàng liên nấu nước uống để giải độc.

3. Qủa Cây Ba Đậu - Croton Tiglium L

Qủa Cây Ba Đậu - Croton Tiglium L Qủa Cây Ba Đậu - Croton Tiglium L

Cũng có các tên khác  Cây Ba đậu hay còn gọi bã đậu, mắc vát, cóng khói, cáng khỏi, giang tử, mãnh tử nhân, lão dương tử, ba nhân, mần để, hoắt, phổn, để, đết (danh pháp khoa học: Croton tiglium) là loài thực vật có hoa thuộc họ Đại kích được Carl Linnaeus mô tả khoa học lần đầu năm 1753. Nó là một trong năm mươi vị thuốc cơ bản của Đông y, có xuất xứ từ Tứ Xuyên, Trung Quốc.

4. Dùng cây Ba đậu lấy độc trị độc chữa ung thư: tham khảo

Bài thuốc: 

Ba đậu khử dầu chế thành dịch tiêm và uống, trị K dạ dày, thực quản, tuyến giáp.

Ba đậu khử dầu tán bột, dùng sáp ong làm viên, ngày dùng 1-2 lần. Mỗi lần 0,01g, dùng 10 ngày là một liệu trình. Trị K dạ dày.

Ba đậu khử dầu, sao nghiền thành cao bôi bên ngoài, trị u bướu vỡ loét.

Ba đậu bỏ vỏ 7 hạt, Hồng phàn 15g, Đại táo 7 quả, Hành 40g Ba đậu, Hồng phàn nghiền nhỏ, Đại táo, Hành giã nát, các vị trộn đều sao bằng vải đắp chỗ bệnh, cách 1 ngày đắp 1 lần, sau đó rửa sạch. Trị K mũi họng, trực tràng, bàng quang.

Ba đậu bỏ vỏ 3g, Hùng hoàng 3g, Sinh xuyên ô 3g, Nhũ hương 3g, Uất kim 3g, Binh lang 3g, Chu sa 3g, Đại táo 7 quả. Ba đậu khử dầu, tán nhỏ, các vị khác tán bột làm viên, Chu sa làm áo. Một ngày uống 1 lần, mỗi lần 0,1g, trị bệnh bạch huyết cấp tính.

What's your reaction?

Facebook Conversations