menu
Cây dược liệu Cây Nghệ Rễ Vàng - Curcuma Zanthorrhiza Roxb
Cây dược liệu Cây Nghệ Rễ Vàng - Curcuma Zanthorrhiza Roxb
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo Đông Y Nghệ rễ vàng được dùng trị thiểu năng gan và sung huyết gan vàng da, viêm túi mật, viêm ống mật, bí tiểu tiện, sỏi mật, tăng cholesterol- huyết, lên men ruột, bệnh đường niệu và viêm mô tế bào. cây Nghệ rễ vàng còn có tên Nghệ cà ri. Tên khoa học: Curcuma xanthorrhiza Roxb., thuộc họ Gừng - Zingiberaceae.

1. Hình ảnh và mô tả cây Nghệ Rễ Vàng - Curcuma Xanthorrhiza

Hình ảnh và mô tả cây Nghệ Rễ Vàng - Curcuma Xanthorrhiza Cây Nghệ rễ vàng, Nghệ cà ri - Curcuma xanthorrhiza Roxb., thuộc họ Gừng - Zingiberaceae.

Cây Nghệ Rễ Vàng - Curcuma Xanthorrhiza

Tên Khoa học: Curcuma zanthorrhiza Roxb.

Tên tiếng Việt: Nghệ rễ vàng, nghệ cà ri

Tên khác: C. xanthorrhiza Dietr.;

Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm có thân rễ màu cam đậm. Phiến lá thường có bớt tía. Cụm hoa cao 40cm, có 2 bẹ; lá bắc xanh, chóp tía, các lá bắc dính nhau vào 1/2 dưới, cao 5cm; lá đài trong trong; cánh hoa đỏ, cánh hoa trên có mũi; nhị lép vàng;, môi vàng nghệ, chẻ hai; bao phấn trắng; bầu có lông, 2 vòi nhuỵ lép.

2. Thông tin mô tả Dược Liệu

Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Curcumae Xanthorrhizae.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở châu Âu và nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Ấn Độ, Inđônêxia. Ở nước ta có trồng ở tỉnh Cần Thơ.

Thành phần hoá học: Củ chứa tinh bột (40-60%) và tinh dầu (6-15%) mà thành phần chính là các sesquiterpen (zingiberen, curcumen, turmeren). Còn có p-tolyl methyl carbinol làm tăng hoạt tính của tinh dầu; các chất màu là các curcuminoid trong đó có curcumin.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, cay, tính ấm; có tác dụng lợi mật (do tinh dầu), thông mật (do curcumin), làm giảm cholesterol (do tinh dầu), chống co thắt và diệt vi khuẩn.

Công dụng: Nghệ rễ vàng được dùng trị thiểu năng gan và sung huyết gan vàng da, viêm túi mật, viêm ống mật, bí tiểu tiện, sỏi mật, tăng cholesterol- huyết, lên men ruột, bệnh đường niệu và viêm mô tế bào.

Cách dùng: Có thể dùng dưới dạng thuốc hãm: 20g trong 1 lít nước, 200-300ml mỗi ngày; hoặc cao lỏng: 20 giọt trước các bữa ăn; hoặc bột thân rễ làm viên 0,20-0,30g mỗi ngày

Ghi chú: Nghệ rễ vàng là gia vị rất quen dùng ở Ấn Độ và Inđônêxia (Java). Người ta gọi là cà ri, những hỗn hợp nhiều chất thơm, thay đổi theo vùng xuất xứ; như ở Ấn Độ, trong cà ri có: bột Hạt mùi 60 phần, Nghệ rễ vàng 15 phần, hạt Tiêu 10 phần, Ớt 15 phần.

3. Củ Nghệ rễ vàng khô

Củ Nghệ rễ vàng khô Dược Liệu củ Nghệ rễ vàng khô

Nghệ rễ vàng hay nghệ cà ri (danh pháp hai phần: Curcuma zanthorrhiza) là loài thực vật thuộchọ Gừng. Cây này có nguồn gốc từ đảo Java, Indonesia sau đó di thực vào Malesia. Hiện nay nghệ rễ vàng được trồng ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines. Ngoài ra, cây này cũng có ở Trung Quốc, Đông Dương, Barbados, Ấn Độ, Nhật Bản, Triều Tiên, Hoa Kỳ và một số nước châu Âu.

Nghệ rễ vàng được dùng làm thuốc. Rễ cây chứa tinh dầu ethereal (5 ml/kg), thành phần chủ yếu là sesquiterpene. Ngoài ra còn có curcumin (ít nhất 1%, Ph. Eur.) và tinh bột. Nghệ rễ vàng chữa bệnh khó tiêu. Cũng dùng làm gia vị.

4. Theo thông tin nghiên cứu tại Hoa kỳ

Nghiên cứu:  Ảnh hưởng của chiết xuất Curcuma xanthorrhiza và các thành phần của chúng đối với hoạt động enzyme chuyển hóa thuốc giai đoạn II

Curcuma xanthorrhiza là một loài thực vật bản địa ở Inđônêxia và được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại bệnh bao gồm tổn thương gan, cao huyết áp, tiểu đường và ung thư.

Các kết quả:

Trong microsomes gan chuột, hoạt động UGT bị ức chế bởi các chiết xuất ethanol (IC 50 = 279,74 ± 16,33 mg / mL). Cả hai UGT1A1 và UGT2B7 đều bị ức chế bởi các ethanol và các chiết nước với giá trị IC 50dao động từ 9,59-22,76 μg / mL và 110,71-526,65 μg / Ml. GST gan GST và GST Pi-1 của người đã bị ức chế bởi ethanol và các chiết nước, tương ứng (IC 50 = 255,00 ± 13,06 μg / mL và 580,80 ± 18,56 μg / mL). Xanthorrhizol là chất ức chế tốt hơn về UGT1A1 (IC 50 11,30 ± 0,27 mM) so với UGT2B7 khi curcumene không cho thấy bất kỳ sự ức chế. Đối với GST, cả hai thành phần đều không có sự ức chế.

Phần kết luận:

Những phát hiện này cho thấy C. xanthorrhiza có khả năng gây ra tương tác thuốc thảo dược với các loại thuốc chủ yếu được chuyển hóa bởi các enzym UGT và GST.

Xem chi tiết toàn bộ nghiên cứu tại đây 

What's your reaction?

Facebook Conversations