menu
Cây Riềng, củ riềng công dụng và tác dụng
Temu

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cây Riềng, củ riềng công dụng và tác dụng

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cách kiếm thu nhập thụ động

Riềng có tên vị thuốc cao lương khương vị cay, tính ôn, vào hai kinh tỳ và vị; có tác dụng ôn trung, tán hàn (trừ lạnh), hết đau, tiêu thực; được dùng cả trong đông và tây y làm thuốc kích thích tiêu hóa, ăn ngon cơm, chữa đầy hơi, đau bụng, đau dạ dày, sốt rét, sốt nóng, đi lỏng, trúng hàn, nôn.

Đặc điểm của cây riềng

Đặc điểm của cây riềng Củ riềng tươi

Riềng còn gọi là cao lương khương, tiểu lương khương, phong khương, galanga.

Tên khoa học Alpinia officinarum Hance.

Thuộc họ Gừng Zingiberaceae.

Cao lương khương hay lương khương (Galanga, hay Rhizoma Alpiniae officinarum) là thân rễ phơi khô của cây riềng.

Vì đây là một loại "gừng" mọc ở quận Cao Lương (Trung Quốc), do đó có tên này (khương là gừng).

Riềng là loại cỏ nhỏ, cao chừng 0,70-1,2m. Thân rễ mọc bò ngang, dài, hình trụ, đường kính 12-18mm, màu đỏ nâu, phủ nhiều vẩy, chia thành nhiều đốt không đều nhau, màu trắng nhạt. Lá không có cuống, có bẹ, hình mác dài, nhẵn, dài 22-40cm, rộng 24mm.

Cây riềng mọc hoang và được trồng ở khắp nước ta để làm gia vị và làm thuốc. Có cả ở Trung Quốc.

Có thể thu hái quanh năm, thường đào vào mùa thu đông hoặc sang xuân trước vụ mưa phùn để dễ phơi, sấy.

Loại trồng thì đào vào tháng 7-10. Đào về, rửa sạch đất, cắt bỏ lá và rễ con, vẩy lá rồi cắt thành từng đoạn 4-6cm, phơi khô là được.

Trong riềng có từ 0,5-1% tinh dầu, lỏng sền sệt, màu vàng xanh, có mùi long não, trong đó chủ yếu có xineola và metylxinnamat.

Ngoài tinh dầu, trong riềng còn có các chất sau đây: Một chất dầu có vị cay gọi là galangola; Ba chất có tinh thể, không có vị gì, đều là dẫn xuất của flavon.

2. Công dụng và liều dùng

2. Công dụng và liều dùng

Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, cao lương khương vị cay, tính ôn, vào hai kinh tỳ và vị; có tác dụng ôn trung, tán hàn (trừ lạnh), hết đau, tiêu thực; được dùng cả trong đông và tây y làm thuốc kích thích tiêu hóa, ăn ngon cơm, chữa đầy hơi, đau bụng, đau dạ dày, sốt rét, sốt nóng, đi lỏng, trúng hàn, nôn. Dùng nhai để chữa đau răng.

Ngày dùng 3-6g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay rượu thuốc.

Đơn thuốc có cao lương khương:

  • Chữa đau bụng, nôn mửa: Cao lương khương 8g, đại táo 1 quả. Sắc với 300ml nước, còn 100ml chia 2 hay 3 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm.
  • Chữa sốt, sốt rét, kém ăn: Cao lương khương tẩm dầu vừng sao 40g, can khương (gừng khô) nướng 40g. Hai vị tán nhỏ, dùng mật lợn hòa vào làm thành viên, bằng hạt ngô. Ngày uống 15-20 viên này.

Theo BS. Vũ Quốc Trung (y học cổ truyền) một số bài thuốc dưới đây chữa đau bụng do lạnh từ riềng:

Bài 1: Cao lương khương 40g, củ gấu (sao) 20g. Hai vị tán nhỏ, rây bột mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 6-8g với nước ấm.

Bài 2: Cao lương khương nướng cho thơm, mỗi lần dùng 150g, sắc với 500 ml rượu, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Bài 3: Cao lương khương 30g, giã nát, lọc lấy cốt, sắc với 600 ml nước, còn 400ml, bỏ bã, thêm vào 60g gạo tẻ nấu cháo ăn.

Bài 4: Cao lương khương 12g, hậu phác 9g, đương quy 9g, quế tâm 2g, gừng tươi 9g; sắc nước uống trong ngày.

Bài 5: Cao lương khương, hương phụ, hai thứ liều lượng bằng nhau, nghiền mịn, luyện với nước gừng và muối hoàn thành viên; ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 3-6g, chiêu thuốc bằng nước ấm.

Bài 6: Cao lương khương 9g, sao qua, tán bột dùng nước ấm để chiêu thuốc.

Bài 7: Cao lương khương 9g, đẳng sâm 9g, phục linh 9g, sắc uống. Ngày 1 thang chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

Kiêng kỵ: Người đau dạ dày do hỏa uất ở can vị không dùng cao lương khương.

Theo dongtayy.com

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

What's your reaction?

Facebook Conversations