menu
Cây Trúc đào, Giáp trúc đào, Ðào lê - Nerium oleander L
Cây Trúc đào, Giáp trúc đào, Ðào lê - Nerium oleander L
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Dược liệu Trúc đào Các bộ phận của cây có vị chát, đắng có tác dụng bổ tim (làm mạnh lên và làm chậm nhịp tim, nâng cao huyết áp mạnh) và lợi tiểu không trực tiếp; còn có tác dụng sát trùng. Thường được dùng trong chữa suy tâm thu, viêm cơ tim não suy (loạn nhịp nhanh). Dùng ngoài trị bệnh ngoài da lở ngứa, mụn loét, đụng giập.

1. Trúc đào hoa hồng

Trúc đào hoa hồng Hình ảnh cây Trúc đào, Giáp trúc đào, Ðào lê, có tên khoa học: Nerium oleander

2. Trúc đào, Giáp trúc đào, Ðào lê - Nerium oleander L., thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae.

Mô tả: Cây nhỏ sống lâu năm, có thể cao 3-5m, mọc thành bụi, có các nhánh màu lục, mọc thẳng, có cạnh, có mủ trắng. Lá mọc đối hay mọc vòng 3, đơn, nguyên, có cuống dài và hẹp, hình ngọn giáo nhọn, cứng, màu lục sẫm, mặt dưới xam xám, có một gân chính to; phiến lá dài trung bình 12cm, rộng 2cm, mép lá uốn xuống. Hoa hồng hay trắng, thành xim dạng ngù ở ngọn. Quả gồm 2 đại mảnh, kéo dài, chứa nhiều hạt có lông.

Ra hoa tháng 6-9. 

Bộ phận dùng: Lá và toàn cây - Folium et Herba Nerii.

Nơi sống và thu hái: Gốc ở vùng Ðịa trung hải và Bắc Phi được nhập trồng làm cây cảnh trong các vườn hoa vì có hoa đẹp. Các bộ phận của cây có thể thu hái quanh năm, thường dùng tươi.

Thành phần hoá học: Trong các bộ của cây đều chứa chất nhựa màu kem, vàng vàng rồi hoá lục. Người ta đã tìm thấy trong đó có các glucosid. Trong lá còn có nhựa, tanin, một loại parafin, vitamin C, một tinh dầu. Trong vỏ có tinh dầu, dầu béo, một số glucosid.

Tính vị, tác dụng: Các bộ phận của cây có vị chát, đắng có tác dụng bổ tim (làm mạnh lên và làm chậm nhịp tim, nâng cao huyết áp mạnh) và lợi tiểu không trực tiếp; còn có tác dụng sát trùng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được dùng trong chữa suy tâm thu, viêm cơ tim não suy (loạn nhịp nhanh). Dùng ngoài trị bệnh ngoài da lở ngứa, mụn loét, đụng giập.

Cách dùng: Dùng trong dưới dạng cao (viên 0,02 hay 0,05) dùng không quá 0,2g mỗi ngày. Dùng ngoài, ngâm lá nghiền ra trong nước (20g trong 1 lít) hoặc làm nước rửa chống nấm tóc, ghẻ, mụn loét, đụng giập. Hoặc dùng lá hãm hay thuốc đắp.

3. Trúc đào hoa trắng

Trúc đào hoa trắng

What's your reaction?

Facebook Conversations