menu
ÚC LÝ NHÂN (Prunus japonica Thunb)
ÚC LÝ NHÂN (Prunus japonica Thunb)
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Úc lý nhân dược liệu (Semen Pruni) là hạt từ quả chín của cây có tên khoa học là Prunus japonica Thunb hoặc Prunus humilis Bge hay Prunus tomentosa. Bộ phận sử dụng làm thuốc là hạt của quả chín, được thu hái vào mùa thu rồi phơi nắng dùng chày giã trong cối lấy hạt làm thuốc dùng dần.

Thông tin chi tiết cây thuốc

Thông tin chi tiết cây thuốc Úc lý nhân dược liệu (Semen Pruni) là hạt từ quả chín của cây có tên khoa học là Prunus japonica Thunb hoặc Prunus humilis Bge hay Prunus tomentosa.

Tên thuốc: Semen Pruni

Tên khoa học:  Prunus japonica Thunb  hoặc  Prunus humilis Bge  hoặc  Prunus tomentosa

 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Hạt của quả chín.

Tính vị:

  • Vị cay, đắng, tính ôn (Trung dược học).
  • Vị cay, đắng, ngọt, tính bình (Thực Dụng Trung Y Học).

Quy kinh:

  • Vào kinh Tiểu trường và Đại trường (Trung dược học).
  • Vào kinh Tỳ, Đại trường, Tiểu trường (Thực Dụng Trung Y Học).

Tác dụng:

  • Nhuận trường, lợi tiểu và tiêu thủng (Trung dược học).
  • Nhuận táo, thông tiện, lợi niệu, tiêu thủng (Thực Dụng Trung Y Học).

Chủ trị: Trị táo bón, bụng trướng nước, thuỷ thủng, nước tiểu ít (Thực Dụng Trung Y Học).

Đơn thuốc kinh nghiệm:

  • Trị trẻ sơ sinh đại tiện không thông và kinh phong do nhiệt đờm, thực chứng: Úc lý nhân, Xuyên đại hoàng, tán nhuyễn, trộn với Hoạt thạch làm thành viên, to bằng hạt ngô, uống với nước sắc Bạc hà, trước bữa ăn  (Úc lý nhân hoàn - Tiểu nhi dược chứng trực quyết).
  • Trị táo bón: Dùng Úc lý nhân với Hạnh nhân, Đào nhân và Bá tử nhân trong bài Ngũ Nhân Hoàn.
  • Trị phù: Dùng Úc lý nhân với Tang bạch bì, Xích tiểu đậu và Bạch mao căn trong bài Úc Lý Nhân Hoàn.
  • Trị khí trệ, táo bón: Úc lý nhân, Đào nhân, Hạnh nhân, Tùng tử nhân, Bá tử nhân, Trần bì, làm thành hoàn uống (Thực Dụng Trung Y Học).
  • Trị chân sưng phù nước: Úc lý nhân, Đình lịch tử (Thực Dụng Trung Y Học).

Bào chế: Thu hái vào mùa thu, phơi nắng. Hạt được giã bằng cối và chày

 Liều dùng: 5 - 12g

 Kiêng kỵ:

  • Không dùng Úc lý nhân trong trường hợp mất nước hoặc khi có thai (Trung dược học).
  •  Âm hư, dịch suy, có thai: không dùng (Thực Dụng Trung Y Học).

Tham khảo :     

  • Úc lý nhân có thể nhuận hạ, thiên về phá huyết, hành thuỷ, chứng thuỷ thủng, táo bón thuộc thực chứng dùng thích hợp (Thực Dụng Trung Y Học).
  • Úc lý nhân, Hoả ma nhân đều chủ về nhuận giáng, lợi đại tiện. công năng của Hoả ma nhân chuyên nhuận táo còn Úc lý nhân thì có thể kiêm lợi thuỷ. Điều trị chủ yếu tuy giống nhau nhưng công năng thì hơi khác nhau một ít (Đông dược học thiết yếu).

Dưới đây xin giới thiệu phương thuốc trị liệu bệnh chứng có sử dụng vị thuốc úc lý nhân.

Dưới đây xin giới thiệu phương thuốc trị liệu bệnh chứng có sử dụng vị thuốc úc lý nhân.

Úc lý, còn gọi là uất lý (tên khoa học: Prunus japonica), là loài thực vật có hoa trong họ Hoa hồng. Loài này được (Thunb.) Loisel. mô tả khoa học đầu tiên năm 1812.

Trị chứng bí đại tiện: Dùng phương "Nhuận tràng thang" (có thể dùng trị chứng táo bón thường xuyên, nhất là chứng táo bón ở người già, táo bón kèm theo chứng tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, viêm thận mãn mà khi sử dụng các phương thuốc hạ tễ khác không có tác dụng) gồm các vị: đương quy 3g, thục địa 3g, địa hoàng 6g (can địa hoàng 3g), ma tử nhân 2g, đào nhân 2g, hạnh nhân 2g, chỉ thực 0,5 - 2g, hoàng cầm 2g, hậu phác 2g, đại hoàng 1 - 3g, cam thảo 1 - 1,5g, úc lý nhân 5 - 12g, tạo giáp 5 - 12g, khương hoạt 4 - 12g.

Gia giảm: Nếu táo do khí hư thì thêm nhân sâm, úc lý nhân. Nếu táo do khí thực thì gia tân lang (gọi phương là Thông linh thang), mộc hương. Nếu táo do đàm hỏa thì gia qua lâu, trúc lịch. Nếu bí đại tiện do ra mồ hôi và tiểu tiện nhiều, nước bọt khô, dùng phương cơ bản trên nhưng cần gia nhân sâm, mạch môn đông. Nếu bí đại tiện do khí huyết già cả, khô háo gia nhân sâm, tỏa dương, mạch môn đông, úc lý nhân, sinh địa và tăng thêm lượng đương quy, thục địa, giảm đào nhân. Nếu táo bón nặng sau sinh cần gia nhân sâm, hồng hoa, nhưng lại tăng lượng các vị trong phương chính như đương quy, thục địa, bỏ hoàng cầm, đào nhân. Nếu táo bón thực nhiệt thì dùng phương thuốc này, nếu phát sốt cần gia sài hồ. Nếu đau bụng lại gia mộc hương.

Có thể tán bột các vị trong phương trên, ngày uống từ 1 - 3 lần, mỗi lần 2 - 3g; nếu làm hoàn theo gia giảm các vị cho phù hợp với từng bệnh chứng như đã nêu trên, luyện bột thuốc với mật ong làm hoàn to bằng hạt ngô, ngày uống 50 viên, chia 2 lần, chiêu với nước đun sôi để nguội khi bụng còn đói. Nếu sắc ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần uống nước thuốc còn nóng vào lúc đói. Nếu đại tiện đã thông lập tức ngừng uống thuốc.

Trong khi sử dụng thuốc cần kiêng các thức ăn cay nóng như ớt, rượu, cà phê, thịt chiên rán, nướng...

Đây là phương mà theo sách Vạn bệnh hồi xuân là được sử dụng cho người thể lực tương đối kém, thường xuyên bị bí đại tiện mà hay gặp ở người già. Vốn dĩ đây là phương thuốc luyện với mật ong làm hoàn; nhưng nên dùng theo thuốc tán.

What's your reaction?

Facebook Conversations