menu
Cây dược liệu cây Bạch truật - Atractylodes macrocephala
Cây dược liệu cây Bạch truật - Atractylodes macrocephala
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng phần thân rễ (tức phần củ) của bạch truật làm một vị thuốc bổ khí kiện tỳ (tiêu hóa), trừ thấp hóa ứ, cầm mồ hôi và an thai. Vị này có tính ôn, vị đắng và ngọt, có lợi cho tỳ (lá lách) và vị (dạ dày). có Tên khác: Ư truật, Đông truật, Triết truật. Tên khoa học: Atractylodes macrocephala Koidz., thuộc họ Cúc - Asleraceae.

1. Hình ảnh mô tả cây Bạch truật - Atractylodes macrocephala

Hình ảnh mô tả cây Bạch truật - Atractylodes macrocephala Bạch truật (danh pháp khoa học: Atractylodes macrocephala) là loài thực vật có hoa thuộc họ Asteraceae (họ Cúc) được Koidz. mô tả khoa học lần đầu năm 1930.

Cây Bạch truật - Atractylodes macrocephala Koidz., thuộc họ Cúc - Asleraceae.

Tên khác: Ư truật, Đông truật, Triết truật.

Tên khoa học: Rhizoma Atractylodis Macrocephalae

Mô tả: Cây thảo cao 40-60cm, sống nhiều năm. Rễ thành củ mập, có vỏ ngoài màu vàng xám. Lá mọc so le, mép khía răng, lá ở gốc có cuống dài, xẻ 3 thuỳ; lá gần cụm hoa có cuống ngắn, không chia thuỳ. Cụm hoa hình đầu, ở ngọn; hoa nhỏ màu tím. Quả bế có túm lông dài.

Mùa hoa quả tháng 8-10. (ảnh số 27).

2. Thông tin mô tả Dược Liệu

Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Atractylodis macrocephalae, thường gọi là Bạch truật.

Nơi sống và thu hái: Khoảng năm 1960, ta nhập nội đem trồng thử ở Bắc Hà và Sa Pa tỉnh Lào Cai, nay được đem trồng ở nhiều nơi cả miền núi và đồng bằng. Trồng bằng hạt vào tháng giêng hoặc tháng 3, hoặc tháng 9-10 ở vùng núi và từ tháng 10 đến đầu tháng 11 ở đồng bằng. Trong 2 năm thì có thể thu hoạch dược liệu; nhưng trồng ở đồng bằng thì chỉ cần 8-10 tháng. Thu hoạch rễ củ vào tháng 6-7 (ở đồng bằng) và tháng 12 (ở miền núi) khi lá ở gốc đã khô vàng; cắt bỏ rễ con, rửa sạch, sấy lưu huỳnh 12 giờ, rồi phơi khô. Củ cứng chắc, vỏ màu nâu, ruột trắng ngà, có mùi thơm nhẹ là loại tốt. Khi dùng, đắp nước vào khâu ủ rễ cho mềm rồi thái miếng.

Thành phần hoá học: Củ chứa 1,4% tinh dầu. Thành phần của tinh dầu gồm: atractylol, atractylenolid I, II và III, endesmol và vitamin A.

Tính vị, tác dụng: Bạch truật có vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, tính ấm, có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả, hoà trung, lợi thuỷ, an thai.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Bạch truật được xem là một vị thuốc bổ bồi dưỡng và được dùng chữa viêm loét dạ dày, suy giảm chức phận gan, ăn chậm tiêu, nôn mửa, ỉa chảy phân sống, viêm ruột mạn tính, ốm nghén, có thai đau bụng, sốt ra mồ hôi. Cũng dùng làm thuốc lợi tiểu, trị ho, trị đái tháo đường. Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc, bột hoặc cao. Người đau bụng do âm hư nhiệt trướng, đại tiện táo, háo khát không dùng.

Ðơn thuốc:

1. Thuốc bổ và chữa dị ứng: Bạch truật 6kg cho ngập nước vào nồi đất hay đồ sành, đồ sắt tráng men, nấu cạn còn một nửa, gạn lấy nước, thêm nước mới, làm như vậy 3 lần. Trộn 3 nước lại cô đặc thành cao. Ngày uống 2-3 thìa cao này.

2. Viêm gan nhiễm trùng: Bạch truật 9g. Nhân trần 30g, Trạch tả 9g. Dành dành 9g. Phục linh 12g, nước 450ml sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

3. Viêm dạ dày cấp và mạn tính, bệnh về máu: Bạch truật 6g. Trần bì 4,5g, Toan táo nhân 3g. Hậu phác 4,5g. Gừng 3g, Cam thảo 1,5g nước 600ml, sắc, sau đó lọc, chia làm 3 lần uống trong ngày.

3. Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

- Tác dụng bổ ích cường tráng: Trên thực nghiệm, thuốc có tác dụng làm tăng trọng chuột, tăng sức bơi lội, tăng khả năng thực bào của hệ thống tế bào lưới, tăng cường chức năng miễn dịch tế bào, làm tăng cao IgG trong huyết thanh, có tác dụng tăng bạch cầu và bảo vệ gan. Bạch truật có tác dụng tăng sự tổng hợp protein của ruột non.

- Nước sắc Bạch truật có ảnh hưởng đến ruột cô lập của thỏ như sau. Lúc ruột ở trạng thái hưng phấn thì thuốc có tác dụng ức chế, ngược lại lúc ruột đang ở trạng thái ức chế thì thuốc có tác dụng hưng phấn. Tác dụng điều tiết hai chiều đó của thuốc có liên quan đến hệ thống thần kinh thực vật. Do đó, Bạch truật có thể chữa được táo bón và tiêu chảy.

- Bạch truật có tác dụng chống loét. Nước sắc Bạch truật trên thực nghiệm chứng minh có tác dụng bảo vệ gan, phòng ngừa được sự giảm sút glycogen ở gan.

- Thực nghiệm chứng minh nước sắc và cồn Bạch truật đều có tác dụng chống đông máu, dãn mạch.

- Tác dụng lợi niệu của Bạch truật rõ và kéo dài có thể do thuốc có tác dụng ức chế tiểu quản thận tái hấp thu nước, tăng bài tiết Natri ( Học báo sinh lý 19-1,24:227-237), nhưng các báo cáo kết quả chưa thống nhất.

- Tinh dầu Bạch truật có tác dụng chống ung thư súc vật phát triển ( Học báo Dược học 1963,10(4):199).

- Bạch truật có tác dụng hạ đường huyết.

- Trên súc vật thực nghiệm chứng minh thuốc có tác dụng an thần với liều lượng nhỏ chất tinh dầu.

4. Chú ý:

- Trường hợp táo thấp lợi thủy thì dùng sống, nếu dùng bổ khí kiện tỳ chỉ hãn an thai thì dùng sao.

- Thuốc có tính ôn táo nên dùng thận trọng đối với bệnh nhân âm hư nội nhiệt. Trường hợp có triệu chứng khí trệ như ngực bụng đầy tức nếu dùng Bạch truật nên gia thêm thuốc hành khí như Trần bì, Mộc hương, Sa nhân.

- So với Thương truật tính vị cay táo nhiều mà ít có tác dụng bổ, còn Bạch truật vị ngọt đắng, tính ôn, hơi cay nên tác dụng bổ nhiều hơn, tán dùng kiện tỳ tốt.

5. Hình ảnh cây Bạch truật

Hình ảnh cây Bạch truật Bạch truật

Tên khác: Ư truật, đông truật, triết truật.

Tên khoa học: Atractylodes macrocephala Koidz, thuộc họ Cúc – Compositea

Bắt đầu từ những năm 1970, phong trào trồng cây thuốc lên cao, và ta đã nhập giống cây về trồng ở cá tỉnh Miền núi phía Bắc của nước ta. Cây trồng ở các tỉnh miền núi cao lạnh phải mất 2 -3 năm mới thu hoạch được. còn nếu trồng ở đồng bằng thì thời gian trồng rút ngắn xuống còn 1 năm

What's your reaction?

Facebook Conversations