menu
Cây dược liệu cây Hạ khô thảo - Prunella vulgaris
Temu

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cây dược liệu cây Hạ khô thảo - Prunella vulgaris

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cách kiếm thu nhập thụ động

Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt. Thường dùng chữa tăng huyết áp, ngoài ra còn chữa đau mắt hay chảy nước mắt, mụn nhọt, hắc lào, vẩy nến, tiểu tiện ít không thông. Hạ khô thảo có tên khoa học Prunella vulgaris là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được L. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753.

1. Hình ảnh Hạ khô thảo - Prunella vulgaris L., thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.

Hình ảnh Hạ khô thảo - Prunella vulgaris L., thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae. Hạ khô thảo - Prunella vulgaris L., thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.

Mô tả cây Hạ khô thảo : Cây thảo, sống nhiều năm, cao 20-40 cm, có thể tới 70cm, thân vuông, màu tím đỏ, có lông. Lá mọc đối, hình trứng hay hình ngọn giáo, dài 1,5-5cm, rộng 1-2,5cm mép hoặc hơi khía răng. Cụm hoa bông gồm nhiều xim co ở đầu cành, dài 2-6cm; lá bắc có màu tím đỏ ở mép; hoa nhỏ, màu lam đậm hay tím nhạt, có cuống ngắn; đài hình ống có 2 môi; tràng đều chia 2 môi, môi trên dựng đứng, vòm lên như cái mũ, môi dưới 3 thuỳ, thuỳ giữa lớn hơn, có răng; nhị 4, thò ra ngoài tràng hoa. Quả bế nhỏ, cứng, có 4 ô.

Mùa hoa tháng 4-6, quả tháng 7-8. 

2. Thông tin mô tả Dược Liệu

Bộ phận dùng: Bông hoa - Spica Prunellae, tức phần cụm hoa trên cành mang lá, dài không quá 5cm, tính từ ngọn hoa trở xuống, thường gọi là Hạ khô thảo. Ở Âu châu, người ta dùng toàn cây.

Nơi sống và thu hái: Loài cây của các vùng Âu, Á ôn đới, phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và nhiều nước châu Âu. Ở nước ta, chỉ gặp loài này ở một số nơi vùng núi ẩm mát Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phú), Mẫu Sơn (Lạng Sơn) và một số tỉnh khác như Hà Giang, Lai Châu, Kontum... Thường tập trung thành đám nhỏ, trữ lượng không nhiều. Có thể nhân giống bằng hạt. Sau khi trồng 75-90 ngày, cây ra hoa. Khi nào hoa ngả sang màu nâu, thì thu hái phần ngọn cây mang hoa, mang về phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.

Thành phần hóa học: Hạ khô thảo chứa alcaloid tan trong nước, 3,5% muối vô cơ, tinh dầu. Trong các muối vô cơ có chủ yếu là kali chlorua. Tinh dầu chứa d-camphor (khoảng 50%) a- và D-fenchon, vết của alcol fenchylic. Chất đắng là prunellin (trong đó phần không đường là acid ursolic; còn có denphinidin cyanidin. Ở Pháp, người ta đã xác định trong cây có nhựa chất đắng, tanin, tinh dầu, chất béo, lipase, một glucosid tan trong nước (0,70g/kg cây khô) và một saponosid acid (1,10g).

Tính vị, tác dụng: Hạ khô thảo có vị đắng, tính hàn; có tác dụng lợi tiểu mát gan, sát trùng, tiêu độc, có tác giả cho là nó thanh hoả minh mục, tán kết tiêu thũng. Ở Pháp, người ta cho nó có các tính chất làm se, tiêu sưng, làm giảm đường huyết, làm sạch.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị đau mắt hay chảy nước mắt, tràng nhạc (lao hạch), bướu cổ, sưng vú, viêm tử cung và âm hộ, gan mật nhiệt, huyết áp cao; viêm thần kinh da, lở ngứa mụn nhọt, hắc lào, vẩy nến, tiểu tiện ít không thông. Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc; dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Ở Trung Quốc, dân gian dùng trị đái buốt, lao hạch, đau mắt phong sưng đỏ; cũng trị được cao huyết áp, giữ mức hạ áp được lâu, giảm bớt bệnh buồn rầu chủ quan.

Ở Pháp, người ta dùng uống trong trị đái đường, dùng ngoài chữa mụn nhọt, đau thắt, viêm họng, viêm lưỡi, viêm miệng.

3. Hình ảnh mô tả cây Hạ khô thảo - Prunella vulgaris L.

Hình ảnh mô tả cây Hạ khô thảo - Prunella vulgaris L. Hạ khô thảo

Hạ khô thảo

Tên khoa học: Spica Prunellae

Nguồn gốc: Cụm quả đã phơi hay sấy khô của cây Hạ khô thảo (Prunella vulgaris L.), họ Bạc hà (Lamiaceae). Cây mọc ở những vùng núi cao của nước ta. Dược liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc.

4. Đơn thuốc:

1. Chữa tràng nhạc, lở loét: Hạ khô thảo 200g sắc đặc, uống trước bữa ăn 2 giờ. Hoặc dùng Hạ khô thảo 8g, Cam thảo 2g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

2. Thông tiểu tiện: Hạ khô thảo 8g, Hương phụ 2g, Cam thảo 1g, nước 300ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

3. Chữa cao huyết áp: Hạ khô thảo rửa sạch, phơi khô, tán nhỏ 40g, sắc lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày, sau hai bữa cơm. Uống liên tục 10 ngày, nghỉ 7 ngày, rồi uống tiếp tục như thế từ 2-4 đợt tuỳ bệnh nặng nhẹ. Hoặc dùng Hạ khô thảo, Bồ công anh, Hạt muồng ngủ sao, mỗi vị 20g; Hoa cúc, lá Mã đề, mỗi vị 12g, sắc uống.

5. Chú ý lúc dùng:

- Hạ khô thảo Bắc khác với loại Hạ khô thảo Nam hay lá Cải trời, Cải ma (Blumea subcapitata DC.) thuộc họ Cúc (Compositae).

- Thầy lang cũng thường dùng chữa bệnh ngoài da, cần được nghiên cứu thêm.

- Không dùng trong trường hợp vị âm hư, thuốc có tác dụng kích thích đối với niêm mạc dạ dày, cần dùng lâu dài nên kết hợp với các thuốc Đảng sâm, Bạch truật.

- Có một số tác giả dùng trị u giáp và gia Hạ khô thảo trong một số bài thuốc trị ung thư, nhưng muốn xác định kết quả cần có sự nghiên cứu thêm.

6. Xem video Hạ khô thảo

Tại Việt Nam:  Cây mọc hoang ở vùng rừng núi Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phú), Mẫu Sơn (Lạng Sơn) và một số tỉnh khác như Hà Giang, Lai Châu, Kon Tum... 

7. Bài thuốc hay chữa tăng huyết áp từ hạ khô thảo

Đơn thuốc chữa tăng huyết áp:

Chữa tăng huyết áp: Hạ khô thảo 40g rửa sạch, phơi khô, sắc chia làm 2 lần uống trong ngày, sau hai bữa cơm. Uống liên tục 10 ngày, nghỉ 7 ngày, rồi uống tiếp tục như thế từ 2 - 4 đợt tuỳ bệnh nặng nhẹ. Hoặc hạ khô thảo, bồ công anh, hạt muồng ngủ sao, mỗi vị 20g; hoa cúc, lá mã đề, mỗi vị 12g, sắc uống. Hoặc đậu đen 50g, hạ khô thảo 30g, đường trắng 20g. Hạ khô thảo đem sắc lấy nước ninh với đậu đen cho nhừ, chia ăn vài lần trong ngày, có tác dụng hạ huyết áp.

An thần, hạ huyết áp, ổn định huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp: Cao khô hạ khô thảo, cao khô huyền sâm, cao khô địa long, cao khô hà thủ ô chế, cao khô câu đằng, cao khô táo nhân, mỗi vị 80mg, được bào chế thành 1 viên nang. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 - 4 viên, mỗi đợt dùng 1 - 2 tháng. Khi huyết áp đã ổn định liều dùng có thể giảm xuống một nửa.

Thông tiểu tiện trong trường hợp biến chứng của tăng huyết áp: Hạ khô thảo 8g, hương phụ 2g, cam thảo 1g, nước 300ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Uống  5 - 7 ngày.

Ngoài ra hạ khô thảo còn được dùng chữa:

Chữa đau mắt đỏ, làm sáng mắt: Hạ khô thảo 10g, hoa cúc trắng 12g, lá dâu 10g, gạo tẻ 50g, đường phèn (hoặc đường kính trắng) vừa đủ. Cúc trắng, lá dâu, hạ khô thảo rửa sạch, đun lấy nước, bỏ bã. Cho gạo tẻ, đường phèn vào, nấu thành cháo loãng. Mỗi ngày ăn hai lần cháo nóng. Bài thuốc có công dụng khu phong, thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, chữa đau mắt đỏ, Những người vị hư hàn, tiêu chảy mạn tính không được dùng.

Dưỡng da, giảm nếp nhăn và vùng thâm quanh mắt: Hạ khô thảo 10g, lá dâu 30g, 10ml nước ép quả dưa chuột.  Cho hạ khô thảo và lá dâu vào ấm sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Lọc lấy nước để nguội, đổ nước ép dưa chuột vào. Dùng nước đó bôi đắp lên mặt, 15 phút sau bỏ ra rửa sạch mặt.

Chú ý: Không dùng cho phụ nữ có thai.

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

What's your reaction?

Facebook Conversations