menu
Cây dược liệu cây Hoàng nàn, Mã tiền lá quế, Vỏ đoãn - Strychnos wallichiana Stend. ex. DC. (S. gaulthierana Pierre ex Dop)
Cây dược liệu cây Hoàng nàn, Mã tiền lá quế, Vỏ đoãn - Strychnos wallichiana Stend. ex. DC. (S. gaulthierana Pierre ex Dop)
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Dược liệu Hoàng nàn Vị rất đắng, tính ấm, rất độc; có tác dụng trừ phong hàn, thông kinh lạc, giảm đau. Cũng có hiệu quả trong việc làm tê liệt thần kinh ngoại biên. Chữa phong hàn, tê thấp, đau nhức lưng, mình, chân tay, sau khi co quắp không vận động được, đau bụng thổ tả, phù thũng.

1. Hình ảnh cây Hoàng nàn

Hình ảnh cây Hoàng nàn

2. Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu cây Hoàng nàn (Nguy hiểm cây Rất Độc)

Hoàng nàn, Mã tiền lá quế, Vỏ đoãn - Strychnos wallichiana Stend. ex. DC. (S. gaulthierana Pierre ex Dop), thuộc họ Mã tiền - Loganiaceae.

Mô tả: Cây nhỡ mọc leo, cành mảnh, nhẵn, có những tua cuốn đơn hoặc kép, đầu phình, mọc đối ở những cành non. Lá mọc đối, mép nguyên, dai, có 3 gân nổi rõ ở mặt dưới, có hình dạng thay đổi, thường là bầu dục, dài 6-12cm, rộng 3-6cm. Hoa không cuống mọc thành chuỳ, dạng ngù ở đầu cành, phủ lông màu hung sâu. Quả mọng hình cầu, đường kính 4-5cm, có vỏ quả ngoài cứng, dễ vỡ, dày 4mm. Hạt nhiều, dạng đĩa, rộng 22mm hay hơn, dày 18mm, có lông mượt vàng ánh bạc.

Hoa tháng 6-8, quả tháng 9-11.  

Bộ phận dùng: Vỏ thân và cành - Cortex Strychni Wallichianae.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở nhiều vùng núi đá hay núi đất, trong các rừng rậm và rừng phục hồi thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Phú, Sơn La, Hoà Bình, Bắc Thái, Lạng Sơn, Thanh Hoá, Nghệ An. Thu hái vỏ thân, cành quanh năm, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng phải chế để khử bớt độc, lấy vỏ Hoàng nàn ngâm vào nước lã hay nước vo gạo 24 giờ cho đủ mềm rồi cạo hết lớp vỏ vàng bọc ngoài đến lớp vỏ đen bên trong mới thôi. Lại ngâm tiếp vào nước vo gạo đặc trong ba ngày đêm nữa, mỗi ngày thay nước một lần, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, đựng vào lọ kín. Trước khi dùng đem sao qua, cũng có thể tẩm dầu vừng rồi mới sao. Sau khi sao, tán bột rây nhỏ mịn. Cần chú ý là phải chôn cất lớp vỏ cạo ra để tránh nhiễm độc; các dụng cụ dùng để chế biến cần phải ngâm, rửa thật sạch.

Thành phần hóa học: Vỏ thân chứa alcaloid toàn phần 5,28%, strychnin 2,34-2,93%, brucin 2,8%.

Tính vị, tác dụng: Vị rất đắng, tính ấm, rất độc; có tác dụng trừ phong hàn, thông kinh lạc, giảm đau. Cũng có hiệu quả trong việc làm tê liệt thần kinh ngoại biên.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Chữa phong hàn, tê thấp, đau nhức lưng, mình, chân tay, sau khi co quắp không vận động được, đau bụng thổ tả, phù thũng. Liều dùng, người lớn ngày uống từ 0,02 đến 0,05g, dạng thuốc bột; liều tối đa 1 lần 0,10g, trong ngày không quá 0,40g. Dùng ngoài tán bột ngâm rượu, bôi các vết loét, mụn ghẻ, Hoàng nàn còn dùng chế thuốc chữa chó dại cắn, chữa hủi, ghẻ lở.

Ở Malaixia, người ta dùng tẩm tên độc.

Ghi chú: Vỏ cây có độc, khi dùng phải hết sức thận trọng, không có kinh nghiệm không nên dùng.

3. Hình ảnh quả cây Hoàng nàn

Hình ảnh quả cây Hoàng nàn

What's your reaction?

Facebook Conversations