menu
Cây dược liệu cây Vang, Tô mộc - Caesalpinia sappan L
Cây dược liệu cây Vang, Tô mộc - Caesalpinia sappan L
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo y học cổ truyền, cây dược liệu Vang Vị ngọt, tính bình, có tác dụng hành huyết, phá ứ, tiêu thũng, chỉ thống. Thường dùng trị ỉa chảy, lỵ, chấn thương ứ huyết, kinh nguyệt bế, sản hậu ứ huyết, bụng trướng đau. Dùng ngoài sắc rửa vết thương. Là loại thuốc cầm máu thích hợp dùng cho phụ nữ sau khi sinh máu ra quá nhiều và tử cung ra máu; còn dùng làm thuốc thanh huyết.

1. Hình ảnh cây Vang, Tô mộc - Caesalpinia sappan L

Hình ảnh cây Vang, Tô mộc - Caesalpinia sappan L

2. Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Vang

Vang, Tô mộc - Caesalpinia sappan L., thuộc họ Ðậu - Fabaceae.

Mô tả: Cây gỗ cao 7-10m, thân có gai. Cành có gai hình nón ngắn. Lá rộng, kép 2 lần lông chim; cuống lá mang 9 đôi cuống lá phụ, mỗi đôi đó lại mang 12 đôi lá chét hoặc hơn, có gân chính chéo, lá kèm biến đổi thành gai hình nón. Hoa mọc thành chùy rộng ở ngọn, gồm nhiều chùm có lông màu gỉ sắt. Quả hóa gỗ, có sừng ở đầu, chứa 4 hạt dẹt.

Hoa tháng 4-6 quả tháng 7-9 .

Bộ phận dùng: Gỗ - Lignum Sappan, thường gọi là Tô mộc.

Nơi sống và thu hái: Loài của phân vùng Ấn Độ, Malaixia mọc hoang trên các nương rẫy, rừng thưa ở nhiều nơi; cũng được trồng nhiều để làm thuốc. Cây dễ trồng bằng hạt. Người ta thường thu hái gỗ vào mùa thu - đông chủ yếu lấy lõi gỗ chẻ nhỏ, phơi khô hay sấy khô.

Thành phần hóa học: Trong gỗ Vang có tanin, acid gallic, sappanin, brasilin, tinh dầu. Có tới 2% brasilin, đó là một hợp chất màu vàng nhuộm đỏ carmin trong môi trường kiềm, oxy hóa thành brasilein màu đỏ sẫm. Trong tinh dầu có -l-phellandrene, ocimene.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, tính bình, có tác dụng hành huyết, phá ứ, tiêu thũng, chỉ thống.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị ỉa chảy, lỵ, chấn thương ứ huyết, kinh nguyệt bế, sản hậu ứ huyết, bụng trướng đau. Dùng ngoài sắc rửa vết thương. Là loại thuốc cầm máu thích hợp dùng cho phụ nữ sau khi sinh máu ra quá nhiều và tử cung ra máu; còn dùng làm thuốc thanh huyết. Liều dùng 6-16g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Có thể chế cao lỏng và hãm thuốc bôi ngoài hoặc rửa. Huyết hư không có trệ, không nên dùng.

Ở Trung Quốc, Tô mộc dùng trị nội thương tích trệ sưng đau, ngoại thương xuất huyết, phong thấp đòn ngã, bế kinh, sản hậu ứ huyết đau bụng, lỵ, cũng dùng phá thương phong, ung thũng.

Ở Thái Lan, Tô mộc được dùng làm thuốc bổ huyết, dùng trị bệnh về phổi, làm long đờm, điều kinh. Cũng được dùng làm thuốc nhuộm đỏ và nhuộm màu thực phẩm.

Ðơn thuốc: Chữa đau bụng kinh: Tô mộc 12g, phối hợp với rễ Bưởi bung, rễ Bướm bạc đều 12g, rễ Thiên niên kiện, rễ Sim rừng đều 8g, sắc uống.

What's your reaction?

Facebook Conversations