menu
Chua me đất các nhận biết cây và tác dụng chữa bệnh của cây Chua Me Đất
Chua me đất các nhận biết cây và tác dụng chữa bệnh của cây Chua Me Đất
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Chua me đất hoa vàng hay chua me ba chìa, chua me, rau chua me, me đất nhỏ, me đất chua, chua me đất là cây thuộc họ Chua me đất. Lá cây được chia thành ba thùy giống như cỏ ba lá. Một số giống cây có lá màu xanh, trong khi một số giống khác như Oxalis corniculata var. atropurpurea lại có màu tím.Để làm thuốc, người ta thường sử dụng toàn cây hoặc chỉ dùng lá.

1.Đặc điểm của cây chua me đất

Chua me đất hoa vàng hay chua me ba chìa, chua me, rau chua me, me đất nhỏ, me đất chua, chua me đất là cây thuộc họ Chua me đất. Lá cây được chia thành ba thùy giống như cỏ ba lá. Một số giống cây có lá màu xanh, trong khi một số giống khác như Oxalis corniculata var. atropurpurea lại có màu tím.

Ở nước ta thường hay gặp 3 loài chua me đất, đó là:

Cả ba cây cùng thuộc một họ "chua me đất" đều có thể sử dụng làm rau ăn và dùng làm thuốc. Trong các loài chua me đất nói trên, loài hoa vàng thường hay gặp và được sử dụng làm thuốc hơn cả.

Chua me đất hoa vàng là một cây thảo, mọc lan, bò trên mặt đất, thân đỏ nhạt, có ít lông. Lá có cuống dài, gầy, hơi có lông, gồm 3 lá chét gần như nhẵn, mềm, mỗi lá chét có một vết hõm trên đầu thành hình tim ngược. Mùa hoa vào các tháng 5-7. Hoa mọc thành tán gồm 2-3 hoa, có khi 4 hoa, màu vàng. Hạt hình trứng, màu nâu thẫm, dẹt, có bướu, mọc đều thành hàng.

2.Tác dụng chữa bệnh của cây chua me hoa vàng

2.Tác dụng chữa bệnh của cây chua me hoa vàng Chua me đất hoa vàng là cây thảo sống nhiều năm, mọc bò sát đất. Thân mảnh, thường có màu đỏ nhạt, hơi có lông. Lá có cuống dài mang 3 lá chét mỏng hình tim ...

Theo đông y, chua me hoa vàng có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết, tán ứ, tiêu thũng giải độc; dùng chữa kiết lỵ, tiêu chảy, vàng da, tiểu rắt, viêm họng, mụn nhọt, lở ngứa...

Trong dân gian, thường dùng toàn cây chua me đất hoa vàng, sao vàng, sắc uống chữa cảm sốt, bệnh scobut, viêm niệu đạo.

Liều dùng hàng ngày: Từ 30-50g (toàn cây hoặc lá tươi), nếu dùng khô chỉ cần 5-10g.

Uống trong thường sử dụng dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.

Dùng ngoài (nước sắc hoặc giã cây tươi vắt lấy nước), để rửa hoặc bôi lên mụn nhọt, vết loét.

Lưu ý: Những người có sỏi tiết niệu không nên dùng chua me đất.

3. Bài thuốc từ chua me đất

Chữa viêm loét miệng: Chua me đất tươi 60g, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt; dùng bông chấm nước cốt, bôi vào những nơi tổn thương, ngày bôi nhiều lần.

Chữa huyết áp cao : Chua me đất hoa vàng khô 30g, hạ khô thảo 10g, cúc hoa vàng 15g. Sắc uống trong ngày.

Chữa chảy máu cam: Chua me đất tươi vò nát nhét vào lỗ mũi.

Chữa viêm họng sưng đau: Chua me đất hoa vàng 50g tươi, rửa sạch, thêm một chút muối nhai và nuốt từ từ.

Chữa mất ngủ: Chua me đất hoa vàng 20g, lá thông đuôi ngựa 6g; cho vào nồi đổ ngập nước sắc lên, chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa viêm tuyến vú cấp: Chua me đất 30g tươi, sắc uống, bã đắp vào chỗ sưng.

Chữa trẻ lên sởi: Chua me đất hoa vàng phơi khô 9g. Sắc uống.

Chữa thổ huyết: Chua me đất 15g (tươi 30g), thêm chút muối vào, sắc lấy nước, chia uống trong ngày.

What's your reaction?

Facebook Conversations