views
Một trường hợp bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước sau khi ăn phải ve sầu có “sừng” ở dưới lòng đất, có hình dáng gần giống với “đông trùng hạ thảo”.
Ngày 26.5, bác sĩ Đặng Văn Đẩu, Giám đốc y khoa Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước, cho biết: Bệnh viện vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một nam bệnh nhân tên T.H.Đ (19 tuổi, ngụ H.Bù Gia Mập, Bình Phước) bị ngộ độc sau khi ăn ve sầu nhiễm nấm độc ký sinh khi vẫn còn ở dưới lòng đất.
Trước đó (trưa 9.5), bệnh nhân này nhập viện Hoàn Mỹ Bình Phước với các triệu chứng về tiêu hóa như đau bụng tiêu chảy, ói nhiều, lơ mơ, bí tiểu, lúc tỉnh lúc mê... Gia đình cho biết trước đó bệnh nhân có ăn ve sầu, các y bác sĩ đã điều trị theo phác đồ sốc phản vệ, xử lý tim mạch, hô hấp, tổn thương do thiếu máu kéo dài và đưa huyết áp bệnh nhân về bình thường.
Sau khi thoát “sốc”, bác sĩ tiếp tục khai thác thông tin thì bệnh nhân khai có đào được ổ ve sầu còn dưới lòng đất, có hình dáng giống “đông trùng hạ thảo”. Bệnh nhân sau đó có mang về rửa lại rồi chế biến thành món ăn, sau khi ăn thì bị ngộ độc. Qua 4 ngày điều trị với phác đồ phù hợp, bệnh nhân đã dần hồi phục sức khỏe và được xuất viện.
Theo bác sĩ Đặng Văn Đẩu: Đối với ve sầu sạch (ở vùng đất sạch và đã bò lên cây) vẫn có khả năng gây dị ứng, do lượng protein cao gây ngứa mức độ nhẹ, có thể gây sốc phản vệ dù tỷ lệ không nhiều.
Cũng theo bác sĩ Đặng Văn Đẩu, ăn ve sầu có thể gặp 2 nhóm ngộ độc: Nhóm về ký sinh trùng trên cơ thể con ve sầu có thể nhiễm vi khuẩn hay các loại nấm độc, gây ngộ độc nặng nề, tấn công toàn thân nổi mẩn ngứa, mạch nhanh, có thể gây trụy mạch, thần kinh rối loạn, lơ mơ, kích thích, vật vã... Dấu hiệu thần kinh khó điều trị nhất là bệnh nhân mở mắt nhưng lúc biết, lúc không.
Nhóm thứ 2 là con ve ở vùng đất có những cây thầu dầu, cỏ lào, nhựa của các loại cây độc, bám trên mình con ve sầu và không bị phân tán ở nhiệt độ thông thường có thể gây ngộ độc.
“Những ổ ve dưới đất rất nguy hiểm, chúng có hình dạng dễ làm người dân lầm tưởng đông trùng hạ thảo khi mọc lên từ xác con ve, gây nhiễm độc. Đối với những con ve sầu bò được lên cây vẫn có thể mang theo nấm độc”, bác sĩ Đặng Văn Đẩu cho hay.
Theo tìm hiểu, nhộng ve sầu hay ve sầu non vẫn được nhiều người dân tại Bình Phước và khu vực Đông Nam bộ coi là “đặc sản” và thường đi tìm kiếm tại các vườn điều, cà phê, sau đó chế biến thành các món ăn. Những người đã từng ăn nhiều lần, có kinh nghiệm cho rằng chỉ nên bắt những con ve sầu khi đã bò lên khỏi mặt đất, đã rũ bỏ lớp áo ngoài “thoát xác” thì khi ăn sẽ không bị ngộ độc. Tuy nhiên thực tế không ít người ăn vào vẫn có các biểu hiện ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, mệt mỏi...
Đặc biệt đối với việc ăn ve sầu có “sừng”, hình dáng khá giống với đông trùng hạ thảo, vẫn ở dưới lòng đất và bị nhiễm nấm độc, vi khuẩn người dân cần đặc biệt cảnh giác vì trước đó ngay tại Bình Phước cũng đã từng ghi nhận ca bệnh tử vong sau khi ăn những con ve sầu này. Khi có các dấu hiệu ngộ độc, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
- Đông trùng hạ thảo bọ xít ở Sa Pa: Không thua kém Tây Tạng?
- Đặc điểm sinh học, giá trị dược liệu của nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris
Theo thanhnien
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations