views
Một số rủi ro có thể gặp khi sử dụng nước đậu đen
Các loại đậu, đặc biệt là đậu đen, chứa oligosaccharides được gọi là galactans. Đây là loại đường phức tạp mà cơ thể không thể tiêu hóa được vì thiếu enzym cần thiết - alpha-galactosidase.
Do đó, ăn các loại đậu, bao gồm cả đậu đen, được biết là có thể khiến một số người bị đầy hơi và khó chịu ở ruột. Nếu gặp những triệu chứng này liên quan đến việc ăn các loại đậu, bạn có thể cân nhắc từ từ đưa chúng vào chế độ ăn uống của mình.
Một lựa chọn khác là ngâm đậu lâu hơn, chọn đậu đã nảy mầm hoặc xả nước dùng để ngâm đậu khô. Thực hiện hành động này giúp loại bỏ hai oligosaccharide, raffinose và stachyose, cũng như một số vấn đề về tiêu hóa.
Những điều cần lưu ý khi uống nước đậu đen
Không uống khi cơ thể bị cảm lạnh
Nước đậu đen là một thức uống có tính hàn, khi tiêu thụ quá nhiều sẽ khiến lạnh bụng, dễ dẫn đến tiêu chảy. Đặc biệt, cơ thể đang bị cảm không nên sử dụng vì nước đậu đen có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Để giảm tính hàn trong thực phẩm này, mọi người nên rang đậu đen trước khi chế biến.
Không uống khi đang có vấn đề ở thận
Vì nước đậu đen có tác dụng lợi tiểu, những người bị thận yếu và mắc các bệnh về thận sẽ khiến thận bị quá tải và làm trầm trọng thêm các vấn đề.
Không uống khi tiêu hóa đang kém
Theo Đông y, đậu đen có tính mát nên không dùng trong các trường hợp hư hàn, mắc các vấn đề về tiêu hóa. Tốt nhất, sau khi khỏi bệnh, người dân nên sử dụng nước đậu đen để tăng sản sinh collagen, giảm cân, trắng da cũng như cải thiện sức khỏe toàn diện.
Ngoài ra, những người chân tay lạnh, sợ lạnh… cũng không nên sử dụng. Tiêu thụ nước đậu đen trong trường hợp này sẽ khiến bệnh nặng hơn, khó điều trị dứt điểm.
Không uống nước đậu đen thay nước lọc
Uống nước đỗ đen thay cho nước lọc sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ những chất bên trong cơ thể. Do vậy, người dùng nước đậu đen thay nước lọc có thể cảm thấy cơ thể luôn mệt mỏi, uể oải. Tốt nhất nên dùng luân phiên, 2-3 lần/tuần. Khi nấu nước đậu đen cũng chỉ nên sử dụng lượng vừa phải; khoảng 20-40g đậu đen nấu thành nước uống là thích hợp.
Không dùng nước đậu đen để uống thuốc
Theo các chuyên gia nhận định, nước đậu đen làm cản trở quá trình hấp thụ một số chất. Sử dụng nước đỗ đen uống thuốc sẽ làm giảm các tác dụng của thuốc. Trong một số trường hợp, nó còn gây ra phản ứng thuốc rất nguy hại.
Không uống cùng với sắt, kẽm, canxi
Đậu đen cũng giống những các loại đậu khác chứa rất nhiều phytate. Chất này có thể làm giảm hấp thu một số khoáng chất quan trọng như sắt, kẽm, canxi. Do vậy, những người phải bổ sung sắt, kẽm, canxi không nên dùng chung với nước đậu đen. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, những thực phẩm có nhiều sắt, kẽm, canxi cũng không nên sử dụng chung với đậu đen để tránh làm giảm khả năng hấp thụ trên cơ thể.
Xem thêm chi tiết cây thảo mộc đậu đen: Cây Ðậu đen, Ðậu trắng, Ðậu tía - Vigna unguiculata (L., ) Walp subsp, cylindrica (L.) Verdc
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations