menu
Cây dược liệu cây Ðào lộn hột, Ðiều - Anacardium occidentale L
Cây dược liệu cây Ðào lộn hột, Ðiều - Anacardium occidentale L
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo Đông Y Cuống quả có vị ngọt hơi chua với hương vị đặc biệt, dùng ăn mát và giải khát; nước ép của nó, cho lên men làm rượu có tác dụng lợi tiểu, còn làm săn da và cầm ỉa chảy. Vỏ quả thật chứa dầu gây bỏng da mạnh. Hạt bổ dưỡng, làm nhầy, làm dịu. Vỏ cây làm chuyển hoá và săn da. Gôm tiết từ cây cũng như từ vỏ cứng của quả chống kích thích, làm sung huyết da, làm bỏng, có thể phá huỷ thịt thừa. Rễ làm xổ.

1. Cây Ðào lộn hột, Ðiều - Anacardium occidentale L., thuộc họ Ðào lộn hột - Anacardiaceae.

Cây Ðào lộn hột, Ðiều - Anacardium occidentale L., thuộc họ Ðào lộn hột - Anacardiaceae. Ðào lộn hột, Ðiều có Tên khoa học: Anacardium occillentale

Điều hay còn gọi là đào lộn hột (Tên khoa học: Anacardium occidentale L.; đồng nghĩa: Anacardium curatellifolium A.St.-Hil.) là một loại cây công nghiệp dài ngày thuộc họ Xoài. Cây này có nguồn gốc từ đông bắc Brasil, nơi nó được gọi bằng tiếng Bồ Đào Nha là Caju (nghĩa là "quả") hay Cajueiro ("cây"). Ngày nay nó được trồng khắp các khu vực khí hậu nhiệt đới để lấy nhân hạt chế biến làm thực phẩm.

2. Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Ðào lộn hột

Mô tả: Cây to, cao 8-10m. Lá mọc so le, có phiến lá hình trứng ngược, dai, nhẵn; cuống mập. Cụm hoa là chùm ngù phân nhánh nhiền ở ngọn cành. Hoa nhỏ, màu vàng nhạt, điểm nâu đỏ. Quả dạng quả hạch, hình thận cứng, nằm ở trên một cuống quả phình to hình quả lê (thường quen gọi là quả), khi chín có màu vàng hoặc đỏ. Hạt có vỏ mỏng, nhân hạt chứa dầu béo.

Cây có hoa tháng 12-3 và có quả tháng 3-6.

Bộ phận dùng: Cuống quả, quả, vỏ cây, lá và rễ - pedunculus, Fructus, Cortex, Folium et Radix Anacardii Occidentalis.

Nơi sống và thu hái: Cây gốc ở châu Mỹ nhiệt đới (Ðông bắc Brazin), được nhập vào trồng ở các tỉnh phía Nam nước ta. Trồng bằng hạt vào đầu mùa mưa. Các bộ phận của cây có thể thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hoá học: Cuống quả chứa nhiều vitamin và nhiều muối khoáng. Vỏ quả thực chứa một chất nhựa dầu màu vàng trong đó có acid anacardic và một phenol là cardol; dịch vỏ quả còn chá kajidin (acid ellagic). Hạt chứa dầu. Vỏ lụa của hạt chứa các chất béo, một lượng nhỏ cardol và acid anacardic. Vỏ cây chứa tanin catechic. Chất gôm chiết từ cây chứa arabin, dextrin.

Tính vị, tác dụng: Cuống quả có vị ngọt hơi chua với hương vị đặc biệt, dùng ăn mát và giải khát; nước ép của nó, cho lên men làm rượu có tác dụng lợi tiểu, còn làm săn da và cầm ỉa chảy. Vỏ quả thật chứa dầu gây bỏng da mạnh. Hạt bổ dưỡng, làm nhầy, làm dịu. Vỏ cây làm chuyển hoá và săn da. Gôm tiết từ cây cũng như từ vỏ cứng của quả chống kích thích, làm sung huyết da, làm bỏng, có thể phá huỷ thịt thừa. Rễ làm xổ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cuống quả mà ta quen gọi là quả Ðiều, thường được dùng ăn tươi, thái thành lát mỏng chấm muối ớt hay mắm tôm để ăn. Nước ép của nó dùng xoa bóp trị đau nhức, dùng uống trị nôn mửa, viêm họng. 

Ở châu Phi, người ta dùng những cuống quả đã chín rải quanh các hồ chứa nước, nơi có nhiều các loài muỗi anophen phát triển mạnh để tiêu diệt chúng. Quả thật đốt tồn tính tán bột uống dùng trị ỉa chảy. Chất gôm được chiết bằng ete từ vỏ cứng của quả dùng trị cùi, trị da bị chai cứng ở chân (mắt cá), trị các nốt ruồi, các vết loét ghẻ khuyết. 

Hạt được dùng thay hạnh nhân. Vỏ cây dùng trị ỉa chảy cấp tính, chống táo kết, làm nước súc miệng trị lở mồm miệng và uống trị cổ họng sưng đau. Chất gôm tiết ra từ cây dùng trị cùi. 

Lá non dùng làm thuốc an thần, gây ngủ; lá già chữa ghẻ và các vết thương. Rễ dùng làm thuốc xổ.

Cách dùng: Vỏ ngoài của quả thường được dùng dưới dạng cồn thuốc (1/10) uống trong với liều 2-10 giọt để trục giun sán. Lá cây già phơi khô, dùng tán bột rắc. Lá non sắc uống, ngày dùng 20-30 g. Vỏ cây dùng tươi sắc uống, ngày dùng 8-16g.

Tên gọi khác: quả diều, macađơ, giả như thụ, swai chanti (Campuchia).

Việt Nam là nước có sản lượng hạt điều xuất khẩu lớn nhất thế giới. Năm 2015, Việt Nam có thị phần chiếm trên 50% tổng giá trị thương mại nhân điều toàn cầu (khoảng 5 tỉ USD) và cũng là năm thứ 10 liên tiếp, ngành điều Việt Nam giữ vị trí hàng đầu thế giới về xuất khẩu nhân điều.

Cây điều được trồng rất nhiều ở các tỉnh miền núi phía nam như Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước...

Hạt điều

What's your reaction?

Facebook Conversations